Sách mới

Binh Pháp Tôn Tử - Tôn Vũ

Binh Pháp Tôn Tử
Tác giả: Tôn Vũ
Dịch giả: Nguyễn Huy Cố
NXB Lao Động Xã Hội 2006
343 Trang

Binh Pháp Tôn Tử ra đời vào cuối thời Xuân Thu, không chỉ đặt nền móng cho binh học truyền thống, mà còn sáng tạo nên một hệ thống lý luận quân sự hoàn chỉnh đầu tiên trong lịch sử loài người. Bởi vậy, Binh Pháp Tôn Tử được tôn xưng là tuyệt tác binh thư hàng đầu của thế giới cổ đại.



Mặt khác, tuy là một bộ binh thư, nhưng tầm ảnh hưởng của Binh Pháp Tôn Tử lại không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quân sự, mà còn có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác như kinh tế học, thể dục thể thao, khoa học...

Cuốn Binh Pháp Tôn Tử do Tôn Vũ dâng lên Ngô Vương là cuốn binh pháp hoàn chỉnh, được viết vào khoảng năm 512 trước Công nguyên. Mười ba chương sách của cuốn Binh Pháp Tôn Tử gồm các chương: kế sách, tác chiến, mưu công, hình thiên, thế thiên, hư thực, quân tranh, cửu biến, hành quân, địa hình, cửu địa, hỏa công, dùng ly gián, với hơn 7000 chữ.

Cuốn sách quán xuyến tư tưởng và phương pháp của duy vật luận đơn thuần, nêu lên được mối quan hệ phức tạp của chiến tranh với chính trị, ngoại giao, kinh tế, hoàn cảnh tự nhiên, cùng là tác động chủ quan của người dụng binh với quy luật khách quan, điều kiện hiện thực, nguyên tắc trọng yếu của chỉ đạo chiến tranh... Tư tưởng quân sự của Tôn Vũ rộng lớn sâu xa, có mưu lược thần diệu, cơ hồ bao quát cả quá trình và các phương diện tương quan của chiến tranh, từ ý tưởng phát động đến thực thi, kết thúc...

Cuốn Binh Pháp Tôn Tử đã hơn 2500 năm lại đây, là một trước tác lý luận quân sự của nước ta, có một ảnh hưởng to lớn, được người đời tôn là sách kinh điển, là cuốn sách nổi tiếng nhất của binh gia.

Ảnh hưởng của cuốn Binh Pháp Tôn Tử không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quân sự. Binh Pháp Tôn Tử là phương lược trị quốc của chính trị gia, là tấm gương soi của nhà triết học, là pháp bảo của nhà ngoại giao, là báu vật ở trong con mắt của văn học gia. Trong cuộc thương chiến kịch liệt hiện nay, Binh Pháp Tôn Tử cũng là sách giáo khoa chiến lược của những nhà kinh doanh. Vị thần kinh doanh Tùng Hạ của Nhật Bản cũng cho rằng cuốn Binh Pháp Tôn Tử là pháp bảo thành công của ông ta.

Việc bình giải cuốn Binh Pháp Tôn Tử này được tiến hành trong bối cảnh sức nóng Tôn Tử lan đến toàn cầu.





I. Ảnh hưởng đối với các lĩnh vực khác

Ngay từ thời Chiến Quốc Bạch Khuê đã ứng dụng tư tưởng của Tôn Tử vào lĩnh vực kinh doanh và đạt được nhiều thành tựu lớn. Sang thời Bắc Tống, xuất hiện một tác phẩm lý luận về nghệ thuật Cờ vây Kỳ kinh thập tam thiên (Mười ba chương kinh điển đánh cờ), mô phỏng theo 13 chương của Binh pháp Tôn Tử. Từ nửa sau thế kỷ 20 trở lại đây, xu thế ứng dụng Binh pháp Tôn Tử trong những lĩnh vực phi quân sự càng trở nên sôi nổi. Trong những năm 50 của thế kỷ trước, tại Nhật Bản đã xuất hiện học phái quản lý kinh doanh theo binh pháp, và nhanh chóng gây ảnh hưởng trên phạm vi toàn thế giới, hình thành một trào lưu nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử trong lĩnh vực kinh tế. Ngoài ra Binh pháp Tôn Tử còn được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nữa, như triết học, y học, thể dục thể thao, khoa học hệ thống, lý thuyết quyết định, tâm lý học, ngôn ngữ học, toán học, dự trù học, quản trị hành vi, và đều có được thành quả to lớn.

II. Ứng dụng trong kinh doanh

Những thương nhân nổi tiếng thời Tiên Tần là Đào Chu Công (Phạm Lãi), Bạch Khuê đã biết ứng dụng thành công Binh pháp Tôn Tử vào quản lý kinh doanh.

Bước vào xã hội hiện đại, nhiều nước tư bản phát triển không hẹn mà cùng có ý tưởng vận dụng Binh pháp Tôn Tử để cải thiện vấn đề quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, giữa thế kỷ 20 tại Nhật Bản thậm chí còn hình thành một học phái kinh doanh bằng binh pháp, với sức ảnh hưởng lan toả khắp thế giới, hình thành cơn sốt nghiên cứu Binh pháp Tôn Tử trong lĩnh vực kinh tế. Nhiều công ty lớn thậm chí còn trực tiếp sử dụng Binh pháp Tôn Tử làm giáo trình huấn luyện dành cho các nhân viên quản lý bậc trung trở lên. Theo Thời báo kinh tế thế giới ra ngày 24-1-1983, một phái đoàn quản lý doanh nghiệp Trung Quốc đi thăm Nhật Bản để tham khảo kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp, đã được cán bộ phía Nhật Bản giải thích như sau: Kinh nghiệm quản lý của chúng tôi đều xuất phát từ đất nước Trung Quốc của các anh, và tặng cho phái đoàn Trung Quốc một cuốn sách, thật bất ngờ, đó chính là Binh pháp Tôn Tử.

Hoa Kỳ cũng đã đem Binh pháp Tôn Tử ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực quản lý kinh tế. Claude S. Gorge trong tác phẩm Lịch sử tư tưởng quản lý (The History of Managerial Thoughts) xuất bản năm 1972, đã nhận xét về giá trị to lớn của lý thuyết dùng người trong Binh pháp Tôn Tử đối với vấn đề quản lý doanh nghiệp hiện đại. Ông viết rằng: Nếu muốn trở thành nhân tài về quản lý, bạn nhất định phải đọc Binh pháp Tôn Tử. Vào năm 1979, D. A. Holway trong tác phẩm Lịch sử phát triển của tư tưởng quản lý cũng hết sức ca ngợi những tư tưởng quản lý kinh tế hàm ẩn trong Binh pháp Tôn Tử, và nhận xét rằng phương pháp phân chia cấp bậc quân đội, đẳng cấp tướng lĩnh trong quản lý quân sự, cách sử dụng thanh la, cờ xí, lửa hiệu để chuyền tin tức chứng tỏ Tôn Tử đã biết cách xử lý tốt các mối quan hệ giữa tham mưu và lãnh đạo trực tiếp, và cho rằng lý luận tổ chức kiểu mẫu cho quản lý doanh nghiệp hiện đại.

Trong chương Kế của Binh pháp Tôn Tử có viết. Tướng lĩnh phải có các đức tính (mưu trí), (uy tín), (nhân từ), (dũng cảm), (nghiêm minh). Đặt trong thương trường hiện đại, quan điểm này vẫn giữ nguyên ý nghĩa chỉ đạo phổ biến của nó, chỉ có điều chiến trường giờ đã đổi sang thương trường, tướng lĩnh của thương trường chính là các doanh nhân. Và một doanh nhân cũng phải biết về tình hình thương trường của mình, như binh pháp Tôn Tử có viết:

“Chưa biết ý đồ chiến lược của các chư hầu, không thể tính việc kết giao ; chưa thông địa hình sông núi, đầm hồ, không thể hành quân ; không dùng người dẫn đường không thể chiếm địa lợi. Dùng binh đánh trận phải dựa vào biến hóa gian trá mới mong thành công, phải căn cứ vào chỗ có lợi hay không mà hành động, tùy sự phân tán hay tập trung binh lực mà thay đổi chiến thuật. Quân đội hành động thần tốc thì nhanh như gió cuốn, hành động chậm rãi thì lừng khừng như rừng rậm, khi tấn công thì như lửa cháy, khi phòng thủ thì như núi đá, khi ẩn mình thì như bóng tối, khi xung phong thì như sấm sét. Chiếm được làng xã phải phân binh đoạt lấy, mở rộng lãnh thổ, phải phân binh trấn giữ ; cân nhắc lợi hại được mất rồi mới tùy cơ hành động. Trước hết phải rõ phương pháp biến cong thành thẳng để giành thắng lợi, ấy là nguyên tắc hành quân.” - Tôn Tử.

Trong "Những quân lệnh cho quan tướng" của mình", vua Friedrich II Đại Đế cũng có ý tưởng giống với Tôn Tử:

“Khi ở thời bình, phải thăm viếng các nơi, chọn các trại lính, thử nghiệm các con đường, và nói chuyện với các bô lão làng, dân buôn thịt và cả nông dân. Người biết được các vỉ hè, độ sâu của các khu rừng, bản chất của chúng, độ sâu của các con sông, đầm hồ nào có thể vượt được hoặc là không vượt được... ” - Friedrich II Đại Đế.

III. Đánh giá

Mười ba chương sách của cuốn Tôn Tử gồm hơn 7.000 chữ, quán xuyến tư tưởng và phương pháp của duy vật luận đơn thuần và biện chính pháp nguyên thuỷ, nêu lên được mối quan hệ phức tạp của chiến tranh với chính trị, ngoại giao, kinh tế, hoàn cảnh tự nhiên, cùng là tác dụng tương hỗ giữa năng động chủ quan của người dụng binh với quy luật khách quan, điều kiện hiện thực, đề cập một cách toàn diện quy luật phổ biến của chiến tranh và nguyên tắc trọng yếu của chỉ đạo chiến tranh.

Binh pháp Tôn Tử là binh thư sớm nhất, vĩ đại nhất thời cổ ở Trung Quốc, mà từ xưa đến nay được xếp hàng đầu trong bảy tập võ kinh. Người Nhật suy tôn Tôn Vũ là thuỷ tổ của binh học phương đông là thánh điển binh học và là binh thư thời cổ bậc nhất thế giới. Thiên hoàng Minh Trị cũng đã được nghe giảng dạy về Binh pháp Tôn Tử. Binh pháp của Tôn Vũ được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, ở châu Âu cũng rất được tôn sùng. Trong các cuộc chiến tranh liên miên, Hoàng đế Napoléon Bonaparte cũng thường đọc Tôn Tử binh pháp. Không những thế, Hoàng đế Wilhelm II nước Đức, người đã gây ra cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, sau khi thất bại được đọc binh pháp Tôn Tử liền than rằng:"Tiếc thay 20 năm trước đây Trẫm không được xem cuốn sách này".

Nhà cách mạng Trung Quốc Mao Trạch Đông cũng chịu ảnh hưởng của binh pháp Tôn Tử, thể hiện qua các binh thư của ông. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng thành công trong việc thực hiện những chiến thuật đề cập trong Binh pháp Tôn Tử trong chiến dịch Điện Biên Phủ [cần dẫn nguồn] đập tan tác thực dân Pháp, giải phóng dân tộc Việt Nam. Thất bại của người Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam cũng khiến cho các nhà lý luận quân sự hàng đầu của nước Mỹ phải để ý đến Tôn Tử binh pháp.Tháng 8 năm 1990, sau khi Chiến tranh vùng Vịnh bùng phát, phóng viên Thời báo Los Angeles đến phỏng vấn Tổng thống George H. W. Bush, phát hiện trên bàn làm việc của ông có bày hai cuốn sách, là Hoàng đế Caesar và Binh pháp Tôn Tử. Có người nói: Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh, các sỹ quan quân đội Hoa Kỳ đều mang theo Binh pháp Tôn Tử. Như vậy cho thấy cuốn binh pháp cổ đại có từ 2500 năm trước, trong cuộc chiến tranh hiện đại hoá hôm nay vẫn phát huy ảnh hưởng sâu rộng. Danh tướng Takeda Shingen (Vũ Điền Tín Huyền) được tôn xưng là "Tôn Tử" của Nhật Bản. Ông suy tôn Tôn Tử là bậc thầy của mình, viết bốn câu trong Binh pháp Tôn Tử lên cờ trận, cắm tại cửa doanh trại.

"Lúc nhanh thì như gió cuốn, lúc chậm rãi như rừng sâu, lúc tấn công như lửa cháy, lúc phòng ngự như núi đá".

Tôn Tử binh pháp không chỉ là báu vật của văn hoá truyền thống của dân tộc Trung Hoa, mà còn là tinh hoa của văn hoá thế giới, là của cải tinh thần chung của nhân loại.

Trong khi dịch Tôn Tử binh pháp năm 1957, Quách Hóa Nhược tâm sự: Văn cổ của Tôn Tử cô đúc nếu dịch theo một cách đơn giản thì trúc trắc khó hiểu, tuy trung thành nhưng không "đạt". Cho nên một mặt phải hết sức trung thành với nguyên văn, từng chữ từng câu đều phải cố giữ ý nghĩa cũ của nó, không thể thêm thắt, nếu không sẽ hoá ra chú thích. Nhưng, một mặt khác giữ từ và câu trong giọng văn diễn tả lại phải bồi bổ thêm cho gọn ý, khiến người đọc dễ hiểu. Văn cổ của Tôn Tử, văn gọn nghĩa sâu, nhiều âm điệu, có thể nói để trong vườn sẽ toả mùi thơm của hoa quý, ném xuống đất sẽ có tiếng kêu của bạc vàng. Nhiều từ sắp đối nhau, nhiều câu trùng lắp thật là đẹp khiến người ta không nỡ và cũng không dám tự ý để làm mất thần sắc và âm điệu giàu có của nó.

Lời tựa do nhóm biên dịch cuốn Truyện Tôn Tử của Tào Nghiêu Đức có đoạn viết: Trước tác phẩm "Binh pháp Tôn Tử" là bộ binh pháp kinh điển hàng đầu thế giới, được danh tướng các thời đại đề cao, nức tiếng xưa nay. Tác dụng và giá trị của nó, không chỉ hạn hẹp trong phạm vi quân sự, mà các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hoá, kinh tế, đều chịu ảnh hưởng sâu sắc.

Một tuyệt tác quân sự kinh điển ở châu Âu sánh vai với binh pháp Tôn Tư là "Những quân lệnh của vua Friedrich II Đại Đế giành cho các quan tướng của mình" do chính vị vua - chiến binh vĩ đại Friedrich II Đại Đế nước Phổ viết nên (1747). Các nhà nghiên cứu cho rằng kiệt tác này có nhiều tư tưởng giống với binh pháp Tôn Tử. Tỷ như trong khi Tôn Tử viết: "Biết người biết ta, trăm trận không nguy; không biết người mà chỉ biết ta, một trận thắng một trận thua; không biết người, không biết ta, mọi trận đều bại." Thì Friedrich II Đại Đế cũng có viết: "Một người phải biết về các kẻ thù của mình, các liên minh của chúng, bản chất và tài nguyên của nước chúng để mà còn tiến quân. Một người phải biết kiếm bạn hữu, biết tài nguyên của mình, và phải biết nhận thấy những hiệu quả tương lai mà người này mong muốn hoặc lo sợ từ những thủ đoạn chính trị".

Mã Nhất Phu đánh giá về binh pháp Tôn Tử như sau: Ảnh hưởng của cuốn Tôn Tử không chỉ giới hạn ở lĩnh vực quân sự. "Tôn Tử" là phương lược trị quốc của chính trị gia, là tấm gương soi của nhà triết học, là pháp bảo của nhà ngoại giao, là báu vật ở trong con mắt của văn học gia; trong cuộc thương chiến kịch liệt hiện nay, đó cũng là sách giáo khoa chiến lược của những nhà kinh doanh. Vị thần kinh doanh Tùng Hạ của Nhật Bản cũng cho rằng, cuốn Tôn Tử là pháp bảo thành công của ông ta.

Binh pháp Tôn Tử được vận dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, hấp dẫn được sự chú ý nghiên cứu của nhiều nhân sĩ, cuối cùng đã gây thành một sức nóng Tôn Tử mang tính toàn cầu.


************************


Tôn tử nói: Chiến tranh là đại sự của quốc gia, quan hệ tới việc sống chết của nhân dân, sự mất còn của nhà nước, không thể không khảo sát nghiên cứu cho thật kỹ. Cho nên, phải dựa vào năm mặt sau đây mà phân tích, nghiên cứu, so sánh các điều kiện tốt xấu giữa hai bên đối địch, để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh: Một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địa, bốn là Tướng, năm là Pháp.

Đạo là chỉ việc chính trị, đạo nghĩa, phải làm cho nguyện vọng của dân chúng và vua nhất trí với nhau, đồng tâm đồng lực. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo nhân dân vì vua mà chết, vì vua mà sống, không sợ hiểm nguy.

Thiên là thiên thời, nói về ngày đêm, trời râm trời nắng, trời lạnh trời nóng, tức tình trạng về khí hậu thời tiết.

Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui.

Tướng là tướng soái, tức nói về tài trí, uy tín, lòng nhân ái, lòng can đảm, sự uy nghiêm của người tướng.

Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý...

Tình huống về năm mặt nói trên, người tướng soái không thể không biết. Chỉ khi nào hiểu rõ và nắm chắc được những tình huống đó thì mới có thể giành được sự thắng lợi. Không thật sự hiểu rõ và nắm chắc được thì không thể đắc thắng.

Cho nên phải từ bảy mặt sau mà tính toán, so sánh những điều kiện đôi bên giữa địch và ta để tìm hiểu tình thế thắng bại trong chiến tranh. Tức là phải xem xét:

- Vua bên nào có nền chính trị được lòng dân hơn?

- Tướng soái bên nào có tài năng hơn?

- Thiên thời địa lợi bên nào tốt hơn?

- Pháp lệnh bên nào được quán triệt hơn?

- Thực lực quân đội bên nào mạnh hơn?

- Binh sỹ bên nào được huấn luyện thành thục hơn?

- Thưởng phạt bên nào nghiêm minh hơn?

Căn cứ vào những điều đó, ta có thể tính toán mà biết trước được ai thắng ai thua. Nếu chịu nghe mưu kế của ta, để cho ta chỉ huy tác chiến thì chiến tranh có thể thắng lợi, ta sẽ ở lại. Nếu không chịu nghe mưu kế của ta, cho dù có dùng ta để chỉ huy tác chiến, chiến tranh tất nhiên bị thất bại, ta sẽ rời đi (nguyên tác"Tướng thinh ngã kế, dụng chi tất thắng, lưu chi; tướng bất thinh ngã kế, dụng chi tất bại, khứ chi").

Nếu kế sách có lợi và được chấp thuận, còn phải tìm cách tạo ra tình thế có lợi để làm điều kiện phụ trợ bên ngoài cho việc tiến hành chiến tranh. Thế, tức là căn cứ vào tình huống phải chăng có lợi để mà có hành động tương ứng.

Dùng binh đánh giặc là hành động dối trá (nguyên tác "Binh giả, quỷ đạo giã" là câu cửa miệng rất nổi tiếng của các vị trí tướng). Thông thường, nếu có thể tấn công thì giả như không thể tấn công, muốn đánh như giả như không muốn đánh, muốn hành động ở gần nhưng giả như muốn hành động ở xa, muốn hành động ở xa nhưng lại giả như muốn hành động ở gần.

Lấy lợi mà dụ kẻ tham, chiến thắng kẻ loạn, phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. Địch khinh thường thì làm chúng thêm kiêu, địch nhàn hạ thì làm chúng vất vả, địch đoàn kết thì làm chúng ly tán.

Tấn công kẻ thù lúc chúng không phòng bị, hành động khi chúng không ngờ tới (nguyên tác "Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý")

Tất cả những điều nói trên đều là sự khôn khéo để thủ thắng của nhà quân sự, nhưng lại không thể quy định trước một cách máy móc. Phàm trước khi khai chiến, đoán được thắng là do tính toán đầy đủ.

Trước khi khai chiến mà đoán không thắng là do tính toán không chu đáo. Tính nhiều hơn tính ít, huống hồ không tính toán gì. Quan sát đủ các mặt đó, ai thắng ai bại có thể đoán trước được.

Mục Lục :

Lời nói đầu

I. Binh Pháp

1. Kế sách

2. Tác chiến

3. Mưu công

4. Hình thiên

5. Thế thiên

6. Hư thực

7. Quân tranh

8. Cửu biến

9. Hành quân

10. Địa hình

11. Cửu địa

12. Hỏa công

13. Dùng ly gián

II. Tôn Tử

Phác họa

Đề dân

Bối cảnh lịch sử


Sự trêu ghẹo của lịch sử

Dáng vẻ rực rỡ

Từ trong sách đến chiến công

Biện dẫn

Lời kết

Phụ lục


1. Ebook (pdf + prc)

Binh Pháp Tôn Tử - Tôn Vũ.PRC

Binh Pháp Tôn Tử - Tôn Vũ.PDF

Binh Pháp Tôn Tử - Tôn Vũ.PDF - Link dự bị


Binh Pháp Tôn Tử - Tôn Vũ.PDF - Link dự bị

2. Audiobook (mp3) - (Thiên 01 => Thiên 11) :nBinh Pháp Tôn Tử - Tôn Vũ


Xem thêm: Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc - Hoàng Phác Dân & Ngô Như Tung

Xem hướng dẫn download tại đây

P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY


Giá: 299.000 vnđ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Binh Pháp Tôn Tử - Tôn Vũ
Top
Chat với chúng tôi