Thời đại thông tin với sự trợ giúp đắc lực của Internet tạo ra một thế giới phẳng về kiến thức, bởi lẽ ai cũng có khả năng tiếp cận thông tin dưới nhiều góc cạnh khác nhau. Nhưng tiếp cận dựa trên cách nhìn có đúng đắn không, có đưa ra lời giải gì không cho những vấn đề thực tại hay không... thì không phải ai cũng làm được. TS. Alan Phan nằm trong số ít những người làm được điều đó.
"Đi tìm niềm tin thời Internet" đặt ra hai mặt của một vấn đề đáng suy ngẫm: Chúng ta sống trong thời đại của Internet, thông tin đầy rẫy nhưng không phải cái gì cũng đáng tin; khi thông tin tràn ngập đủ loại, chúng ta dễ bị "tung hỏa mù", lạc lối giữa cả rừng thông điệp chồng chéo, đan xen, nhập nhằng, rối rắm... Không biết phải nên tin cái gì và không tin cái gì. Cho nên, lẽ dĩ nhiên phải đi tìm niềm tin để định hướng cho nhận thức của mình.
Nhưng ở một tầng nghĩa khác bao quát hơn, vĩ mô hơn, bài toán này dường như không chỉ giới hạn ở mỗi cá nhân mà đặt ra cho cả quốc gia, cho cả dân tộc: Nước Việt Nam, dân tộc Việt cần có niềm tin và vững tin vào chính bản thân mình trước vô vàn thử thách của thời đại Internet; mặt khác, cần xây dựng sức mạnh cạnh tranh trên cơ sở hiểu rõ xu thế của thế giới. Quan điểm trên được tác giả đưa ra dựa trên hai luận cứ:
- Thứ nhất, nhờ vai trò lịch sử trong hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, Việt Nam đã có tiềm năng để nổi tiếng và tạo thiện cảm với nhân dân thế giới. Tuy nhiên, sau 37 năm từ ngày chấm dứt chiến tranh, hình ảnh Việt Nam đã mờ dần trong trí nhớ của những thế hệ trẻ sau này. Sự thiếu vắng những thành quả ấn tượng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế đến khoa học, từ nghệ thuật đến thể thao đã bào mòn thương hiệu Việt Nam.
- Thứ hai, trước 1990, không mấy ai trên thế giới suy nghĩ nhiều về tài sản "mềm", mà đo lường sự thịnh vượng thành công của 1 công ty hay 1 con người qua các đồ chơi sờ mó được như bất động sản, khoáng sản, thực phẩm, xe cộ, điện máy... Nhưng bây giờ đã khác. Tài sản mềm mang giá trị quan trọng nhất trong lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế tương lai. Nhìn lại Việt Nam, liệu chúng ta có thể đánh giá được những tài sản mềm? Vai trò của chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào trong chiến lược kinh tế khu vực và toàn cầu?
Mục lục :
Phần 1: Căn Bản Đạo Đức
Tài sản mềm của Việt Nam
Tài sản mềm của nước Mỹ
Câu chuyện về Charlie
Bài học từ Gary California dreaming
Một biểu tượng của kinh tế thị trường
Năm nguyên lý cho một nền kinh tế thực
Giải pháp “Giấu bụi dưới thảm”
Thế hệ 9x: Làm quan hay làm ăn?
Phần 2: Vấn nạn Kinh Tế - Xã Hội
Hai yếu kém chết người của DN Việt
Đừng khóc cho tôi
‘Đầu tư đa ngành là căn bệnh hoang tưởng’
Những hỏa mù trong canh bạc
Những câu hỏi cho nền kinh tế Việt Nam
Lạm phát cái mác thành đạt
5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam
Câu chuyện cuối năm 2011
Chiến thuật du kích thời internet
Phần 3: Tư Duy Về Giải Pháp
Hãy để chúng chết đi…
“Cấm đái bậy”
Để ngày mai tươi sáng hơn
“Những đầu tư hấp dẫn cho thập kỉ mới”
Tự tin để vượt bão
Chuyện dài tái cấu trúc
Ngành nghề sẽ biến thể sau cơn bão
Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam
Một cơ hội đột phá khác của Việt Nam
Kiếm 1 triệu đôla trong 5 năm?
Nhìn lại lá bài bất động sản
Ván bài lớn cho bất động sản và lạm phát
“Bây giờ có tiền cũng không bỏ vào bất động sản”
Vàng: Trận đấu giữa lực mua và bán
Cờ bạc là bác thằng bần?
“Sàn chứng khoán là sòng bài cho những con bạc lớn”
Giải pháp nào cho việc tiếp cận nguồn vốn?
Phần 4: Góc Nhỏ Bình Yên
Eau Vive
Buôn Mê Thuột: Một chút gì để nhớ
Phong cách của hưởng thụ
Phần Còn Lại Của Mình
Túp lều lý tưởng
Một người cha lý tưởng ???
Tôi yêu đất nước tôi
Giấc mơ hạnh phúc
Tiền ơi, xin chào mi…
Cho và nhận…………..
Kim cương là mãi mãi ……..
Năm mươi điều đáng yêu của Việt Nam
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com