Đế Thiên Đế Thích ở sát nước ta mà nhiều người không được biết, khi đất nước bạn thanh bình rồi chắc nhiều người cũng muốn thăm; nhất là nghĩ loại du ký vắng bóng trên văn đàn thì cũng là điều đáng tiếc, nên xin phép thân nhân gia đình tác giả cho xuất bản tập mỏng này.
Về tên gọi “Đế Thiên Đế Thích”, Wikipedia tiếng Việt cho biết như sau: “Angkor Wat thuộc tỉnh Siem Reap. Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Vishnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer”.
Theo lời trên thì người Việt dùng từ Đế Thiên để gọi đền Angkor Thom, từ Đế Thích để gọi đền Angkor Wat và cụm từ Đế Thiên Đế Thích để gọi cả khu đền Angkor gồm hai đền đó và nhiều đền nhỏ hơn như: Preah Khan, Neak Pean, Ta Keo, Ta Prohn, Banteay Kdei, Phnom Bakheng….
"[Khu đền] bị bỏ hoang giữa một khu rừng rậm mãi đến năm 1914 một người Pháp mới tìm ra. Sau đó, nhiều kẻ ăn cắp những phiến đá chạm trổ để đem bán, gây ra một vụ kiện sôi nổi ở Nam Vang. Năm 1924, trường Viễn đông bác cổ (École Française d’Extrême Orient) dựng lại bằng những vật liệu cũ, theo bản đồ cũ, và chận lại được sự phá phách của thời gian và của loài người…
Lạ thay! Chính người Miên cũng quên lịch sử của một triều đại rực rỡ nhất của họ, triều đại vua Jayavarman VII và trường Viễn đông bác cổ phải mất 40 năm sưu tầm, khảo cứu các di tích ở đền Ta Prohm, Park Khan, Bantéai Chmai, Phiméanakas, cả Lào (gần Vieng Chan) ở Mi Sơn (Trung Việt) rồi mới lần lần về chép lại được đời của vị vua anh dũng nhất đó của Miên, vị vua đã mở mang đất Miên tới Lào, Chiêm Thành, có lẽ tới cả Miến Điện nữa, làm cho đế quốc Miên chưa bao giờ rộng như hồi đó”.
Cụ Nguyễn Hiến Lê còn cho biết thêm: Vua Jayavarman VII đánh đuổi giặc Chiêm thành, bình định được toàn cõi, xây dựng lại kinh đô Yaco dharapura, “năm 1190, ông sai sứ sang Việt Nam, lấy lòng vua Lý Cao Tôn để vua Lý trung lập, xua quân qua Chiêm Thành…”.
Sài Gòn ngày 19-10-1960
NGUYỄN HIẾN LÊ
Mục Lục :
Xin mời các bạn download Ebook (PRC + PDF) :
Download File Đế Thiên Đế Thích - Nguyễn Hiến Lê PRC
Download File Đế Thiên Đế Thích - Nguyễn Hiến Lê PDF
Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.