Tướng Về Hưu
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 250.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126
Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp
NXB Đà Nẵng 1988
216 trang
Truyện “Tướng về hưu” là một câu chuyện về gia đình nhưng lắng đọng trong đó là rất nhiều bi kịch và mâu thuẫn của những con người trong thời kỳ Đổi mới. Trong bức tranh gia đình ông Thuần, ta không thấy sự đói khổ, thiếu thốn về vật chất như những gia đình khác mà ở đó là sự dằn vặt trong nội tâm của từng thành viên trong gia đình.
Câu chuyện được kể lại qua lời của người con trai. Ta có thể cảm nhận được sự thay đổi của nhân vật này qua cách Nguyễn Huy Thiệp sử dụng câu cú, nửa đầu truyện đa số là mô tả nhân vật, hành động, sự kiện bằng những câu văn ngắn, không chứa đựng cảm xúc hay đánh giá gì của nhân vật, khiến người đọc cảm nhận nhân vật “tôi” là một người khô khan và xa rời thực tế. Ông như một cái bóng nhạt nhòa trong gia đình, lúc nào cũng “vợ tôi nói” và ông nhu nhược trong vai trò làm cha, làm chồng. Ở đây, hình mẫu gia đình truyền thống với người đàn ông làm chủ gia đình đã bị đảo lộn, bởi người vợ mới là người làm kinh tế, gia tăng thu nhập cho gia đình và đồng thời quyết định mọi chuyện, từ nơi ăn chốn ở cho từng người đến việc ma chay, cúng kiếng. Nhân vật Thủy là một người phụ nữ tháo vát và năng động, cô cũng biết quan tâm đến gia đình, nhưng chủ yếu là về nhu cầu vật chất, chứ không để ý gì đến đời sống tinh thần. Thủy có tính quyết đoán và phán xét mọi việc theo lý trí hơn là tình cảm. Công việc ở bệnh viện hay tại gia của cô đều là những việc mà xã hội không dễ dàng chấp nhận, qua đó ta cũng thấy được cách sống lý trí và rấ thực dụng của Thủy. Gia đình của Thuần có lẽ là một định nghĩa của NHT về hình mẫu gia đình hiện đại, “sống theo lối mới, suy nghĩ độc lập, nhìn nhận vấn đề xã hội tương đối giản dị” và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn ngầm trong gia đình. Gia đình ấy như một xã hội thu nhỏ, có cả người làm kinh doanh, người trí thức, tướng quân đội, người làm thuê, và những thành phần bất hảo của xã hội. Xung đột giữa họ cũng chính là xung độ của giai cấp trong xã hội thời Đổi mới.
Giữa Thủy và ông Thuấn là sự xung đột giữa giới kinh doanh và những người cựu chiến binh. Trong khi Thủy sống rất thực tế, tính toan thì ông Thuấn vẫn sống trong hào quang cũ kỹ của một ông cựu thiếu tướng. Khi ông nghỉ hưu và được con dâu gợi ý nuôi vẹt, ông phản ứng rằng “Kiếm tiền à?”, ta có thể thấy được thái độ khinh thường của ông đối với việc kinh doanh và kiếm tiền. Ông Thuấn là hình ảnh cho những người lính bước ra từ cuộc chiến, đã quen với tác phong quân đội, với cuộc sống không cần lo cơm áo gạo tiền, chỉ lo chiến đấu, có thể nói ông đã bị một cú sốc văn hóa. Ông cũng không ca ngơi chiến tranh, ông sống trong hào quang nhưng cũng là nỗi dằn vặt sâu sắc mà người đọc có thể cảm nhận được qua câu chửi “Mẹ mày! Láo!” khi đứa cháu vô tình bảo “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” hay trong cái ngậm ngùi “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục. Tâm càng lớn, càng nhục” và cả trong câu nghẹn ngào “ con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?” Cái sự “lúng túng, khổ sở,…kinh hãi, đau đớn” của ộng trong cái đám cưới “ô hợp, láo nháo thản nhiên rất đời” khiến người đọc thấy xót xa và thương cảm cho ông, một người “từng chôn ba nghìn người” giờ lại bất lực trước sự bát nháo của chính gia đình mình. Câu nói của Thủy “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy…” nghe như một lời châm biếm sâu sắc, bởi chính trong gia đình ông, ông vẫn không được “quyền” “sống ở dãy nhà ngang với mẹ tôi”, không được giúp ông Cơ và cô Lài, đến cả việc đi đâu, làm gì của ông vẫn chịu ảnh hưởng bởi Thủy, người quản lý kinh tế của gia đình. Ta thấy thấp thoáng trong nhân vật Thủy là hình ảnh chính quyền, kiểm soát về kinh tế và đối xử với những cựu chiến binh một cách trân trọng giả tạo, tôn thờ tung hô nhưng cũng tước đi quyền lực của họ.
Nhân vật ông Bổng cũng là một nhân vật khá đặc biệt khiến người đọc liên tưởng đến Chí Phèo của Nam Cao. Ông là người “ghê gớm, to như hộ pháp ăn nói văng mạng”. Ông mang tư tưởng của người bình dân, xem thường “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động!” nhưng vẫn không ngại ngùng đi vay tiền hay lợi dụng tang ma mà làm lợi cho riêng mình. Ông cũng có nỗi đau của riêng mình, bị “cả làng gọi là đồ chó. Vợ em gọi là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là khốn nạn” và chỉ có người mẹ già lú lẫn xem ông là người mà thôi. Giọt nước mắt của ông cũng như của Chí Phèo, giọt nước mắt của khao khát làm người lương thiện nhưng trong xã hội khó khăn này, không có cái danh phận của con nhà tướng, không có tiền bạc của người làm kinh doanh hay ít nhất là học thức của người trí thức thì những người bình dân không đủ sống bằng sự lương thiện của mình. Trong đám tang bà cụ, ngoài ông Thuấn và đứa con trai, chỉ có cô Lài dở người và ông Bổng “lỗ mãng, táo tợn” khóc thật tình, còn con dâu và những đứa cháu chẳng có tiếng khóc than, chỉ toàn những tiếng tính toán mâm cỗ thiệt hơn.
Truyện “Tướng về hưu” là một câu chuyện về gia đình nhưng lắng đọng trong đó là rất nhiều bi kịch và mâu thuẫn của những con người trong thời kỳ Đổi mới. Trong bức tranh gia đình ông Thuần, ta không thấy sự đói khổ, thiếu thốn về vật chất như những gia đình khác mà ở đó là sự dằn vặt trong nội tâm của từng thành viên trong gia đình.
Câu chuyện được kể lại qua lời của người con trai. Ta có thể cảm nhận được sự thay đổi của nhân vật này qua cách Nguyễn Huy Thiệp sử dụng câu cú, nửa đầu truyện đa số là mô tả nhân vật, hành động, sự kiện bằng những câu văn ngắn, không chứa đựng cảm xúc hay đánh giá gì của nhân vật, khiến người đọc cảm nhận nhân vật “tôi” là một người khô khan và xa rời thực tế. Ông như một cái bóng nhạt nhòa trong gia đình, lúc nào cũng “vợ tôi nói” và ông nhu nhược trong vai trò làm cha, làm chồng. Ở đây, hình mẫu gia đình truyền thống với người đàn ông làm chủ gia đình đã bị đảo lộn, bởi người vợ mới là người làm kinh tế, gia tăng thu nhập cho gia đình và đồng thời quyết định mọi chuyện, từ nơi ăn chốn ở cho từng người đến việc ma chay, cúng kiếng. Nhân vật Thủy là một người phụ nữ tháo vát và năng động, cô cũng biết quan tâm đến gia đình, nhưng chủ yếu là về nhu cầu vật chất, chứ không để ý gì đến đời sống tinh thần. Thủy có tính quyết đoán và phán xét mọi việc theo lý trí hơn là tình cảm. Công việc ở bệnh viện hay tại gia của cô đều là những việc mà xã hội không dễ dàng chấp nhận, qua đó ta cũng thấy được cách sống lý trí và rấ thực dụng của Thủy. Gia đình của Thuần có lẽ là một định nghĩa của NHT về hình mẫu gia đình hiện đại, “sống theo lối mới, suy nghĩ độc lập, nhìn nhận vấn đề xã hội tương đối giản dị” và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn ngầm trong gia đình. Gia đình ấy như một xã hội thu nhỏ, có cả người làm kinh doanh, người trí thức, tướng quân đội, người làm thuê, và những thành phần bất hảo của xã hội. Xung đột giữa họ cũng chính là xung độ của giai cấp trong xã hội thời Đổi mới.
Giữa Thủy và ông Thuấn là sự xung đột giữa giới kinh doanh và những người cựu chiến binh. Trong khi Thủy sống rất thực tế, tính toan thì ông Thuấn vẫn sống trong hào quang cũ kỹ của một ông cựu thiếu tướng. Khi ông nghỉ hưu và được con dâu gợi ý nuôi vẹt, ông phản ứng rằng “Kiếm tiền à?”, ta có thể thấy được thái độ khinh thường của ông đối với việc kinh doanh và kiếm tiền. Ông Thuấn là hình ảnh cho những người lính bước ra từ cuộc chiến, đã quen với tác phong quân đội, với cuộc sống không cần lo cơm áo gạo tiền, chỉ lo chiến đấu, có thể nói ông đã bị một cú sốc văn hóa. Ông cũng không ca ngơi chiến tranh, ông sống trong hào quang nhưng cũng là nỗi dằn vặt sâu sắc mà người đọc có thể cảm nhận được qua câu chửi “Mẹ mày! Láo!” khi đứa cháu vô tình bảo “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” hay trong cái ngậm ngùi “Đàn ông thằng nào có tâm thì nhục. Tâm càng lớn, càng nhục” và cả trong câu nghẹn ngào “ con không hiểu rằng cả tin chính là sức mạnh để sống hả con?” Cái sự “lúng túng, khổ sở,…kinh hãi, đau đớn” của ộng trong cái đám cưới “ô hợp, láo nháo thản nhiên rất đời” khiến người đọc thấy xót xa và thương cảm cho ông, một người “từng chôn ba nghìn người” giờ lại bất lực trước sự bát nháo của chính gia đình mình. Câu nói của Thủy “Cha là tướng, về hưu cha vẫn là tướng. Cha là chỉ huy…” nghe như một lời châm biếm sâu sắc, bởi chính trong gia đình ông, ông vẫn không được “quyền” “sống ở dãy nhà ngang với mẹ tôi”, không được giúp ông Cơ và cô Lài, đến cả việc đi đâu, làm gì của ông vẫn chịu ảnh hưởng bởi Thủy, người quản lý kinh tế của gia đình. Ta thấy thấp thoáng trong nhân vật Thủy là hình ảnh chính quyền, kiểm soát về kinh tế và đối xử với những cựu chiến binh một cách trân trọng giả tạo, tôn thờ tung hô nhưng cũng tước đi quyền lực của họ.
Nhân vật ông Bổng cũng là một nhân vật khá đặc biệt khiến người đọc liên tưởng đến Chí Phèo của Nam Cao. Ông là người “ghê gớm, to như hộ pháp ăn nói văng mạng”. Ông mang tư tưởng của người bình dân, xem thường “Quân trí thức khốn nạn! Rẻ dân lao động!” nhưng vẫn không ngại ngùng đi vay tiền hay lợi dụng tang ma mà làm lợi cho riêng mình. Ông cũng có nỗi đau của riêng mình, bị “cả làng gọi là đồ chó. Vợ em gọi là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là khốn nạn” và chỉ có người mẹ già lú lẫn xem ông là người mà thôi. Giọt nước mắt của ông cũng như của Chí Phèo, giọt nước mắt của khao khát làm người lương thiện nhưng trong xã hội khó khăn này, không có cái danh phận của con nhà tướng, không có tiền bạc của người làm kinh doanh hay ít nhất là học thức của người trí thức thì những người bình dân không đủ sống bằng sự lương thiện của mình. Trong đám tang bà cụ, ngoài ông Thuấn và đứa con trai, chỉ có cô Lài dở người và ông Bổng “lỗ mãng, táo tợn” khóc thật tình, còn con dâu và những đứa cháu chẳng có tiếng khóc than, chỉ toàn những tiếng tính toán mâm cỗ thiệt hơn.
Download Tướng Về Hưu - Nguyễn Huy Thiệp.PDF
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 250.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126