Tâm Tư Tổng Thống Thiệu
Tác giả: Nguyễn Tiến Hưng (Tổng trưởng Kế hoạch của VNCH)
NXB Hứa Chân Minh 2010
711 Trang
Cuốn "Tâm Tư Tổng thống Thiệu", dày hơn 700 trang với rất nhiều tài liệu mới, được Thư khố Hoa Kỳ giải mật sau này và đặc biệt là 150 trang tài liệu Anh ngữ để giới trẻ tham khảo.
Riêng tựa đề cuốn sách cũng khiến tác giả đắn đo vì Nguyễn Tiến Hưng vừa muốn trình bày những dữ kiện lịch sử về miền Nam, về Tổng thống Thiệu và về chính sách Hoa Kỳ với Việt Nam, nhưng cũng đề cập tới tâm lý và con người của ông Thiệu, một nhân vật ông có nhiều chia sẻ riêng tư trước khi ông Thiệu tạ thế vào năm 2001.
Bố cục cuốn sách gồm bốn phần và một lời kết về thân phận Việt Nam.
Trong phần một, tác giả trình bày một số diễn tiến dẫn tới việc Tổng thống Thiệu phải từ chức và rời Việt Nam.
Độc giả có dịp tìm hiểu những uẩn khúc trong các quyết định rút quân, nào Đà Nẵng, Huế, Pleiku, hay những hy vọng bừng sáng sau trận Xuân Lộc, rồi những vận động bên trong để cố cầm cự cho tới khi miền Nam thực tế bị bức tử. Rồi bị giao nộp gần như nguyên vẹn cho Cộng sản Bắc Việt.
Trong khi chờ đợi, hãy nhìn lại trang sử cũ, khi Hoa Kỳ dùng Việt Nam làm bàn đạp để nói chuyện với Trung Quốc. Rồi cho bàn đạp này tuột xuống biển.
Sách mới của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, cuốn "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" có thể giúp cho một cái nhìn về giai đoạn đó.
Xin nhắc lại rằng ngay từ cuối năm 1967 - trước khi tranh cử Tổng thống năm 1968 - ông Richard Nixon đã viết trên tờ Foreign Affairs (số tháng 10) rằng:
"Về lâu dài [Hoa Kỳ] không thể mãi mãi để Trung Quốc nằm bên ngoài cộng đồng các quốc gia để nghiền ngẫm sự hoang tưởng, ôm ấp hận thù và đe dọa các nước láng giềng".
Sau khi đắc cử, ông thận trọng chuẩn bị việc giải vây và kéo Trung Quốc ra khỏi tình trạng bế quan toả cảng, để sẽ đứng cùng phe với Hoa Kỳ.
Mục đích của Nixon là giải toả tình trạng cô lập của quốc gia đông dân nhất địa cầu - khi đó có hơn 500 triệu dân - hầu lập thế liên minh Mỹ-Hoa trong mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Xô viết.
Ông thành công mỹ mãn, với cái giá là đẩy một đồng minh là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ra khỏi Liên hiệp quốc.
Còn đồng minh kia, "tiền đồn thế giới tự do" là Việt Nam Cộng Hoà, thì bị đẩy xuống biển. Câu chuyện ấy khiến người ta cần nhìn lại để còn nhìn tới.
Là Giáo sư danh dự về kinh tế học tại Howard University ở thủ đô Hoa Kỳ, ông Nguyễn Tiến Hưng từng làm Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hoà.
Khi miền Nam hấp hối, ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trao cho các mật thư cam kết của Tổng thống Nixon và phái đi vận động viện trợ của Hoa Kỳ mà không thành.
Tác giả: Nguyễn Tiến Hưng (Tổng trưởng Kế hoạch của VNCH)
NXB Hứa Chân Minh 2010
711 Trang
Cuốn "Tâm Tư Tổng thống Thiệu", dày hơn 700 trang với rất nhiều tài liệu mới, được Thư khố Hoa Kỳ giải mật sau này và đặc biệt là 150 trang tài liệu Anh ngữ để giới trẻ tham khảo.
Riêng tựa đề cuốn sách cũng khiến tác giả đắn đo vì Nguyễn Tiến Hưng vừa muốn trình bày những dữ kiện lịch sử về miền Nam, về Tổng thống Thiệu và về chính sách Hoa Kỳ với Việt Nam, nhưng cũng đề cập tới tâm lý và con người của ông Thiệu, một nhân vật ông có nhiều chia sẻ riêng tư trước khi ông Thiệu tạ thế vào năm 2001.
Bố cục cuốn sách gồm bốn phần và một lời kết về thân phận Việt Nam.
Trong phần một, tác giả trình bày một số diễn tiến dẫn tới việc Tổng thống Thiệu phải từ chức và rời Việt Nam.
Độc giả có dịp tìm hiểu những uẩn khúc trong các quyết định rút quân, nào Đà Nẵng, Huế, Pleiku, hay những hy vọng bừng sáng sau trận Xuân Lộc, rồi những vận động bên trong để cố cầm cự cho tới khi miền Nam thực tế bị bức tử. Rồi bị giao nộp gần như nguyên vẹn cho Cộng sản Bắc Việt.
Trong khi chờ đợi, hãy nhìn lại trang sử cũ, khi Hoa Kỳ dùng Việt Nam làm bàn đạp để nói chuyện với Trung Quốc. Rồi cho bàn đạp này tuột xuống biển.
Sách mới của Giáo sư Nguyễn Tiến Hưng, cuốn "Tâm Tư Tổng Thống Thiệu" có thể giúp cho một cái nhìn về giai đoạn đó.
Xin nhắc lại rằng ngay từ cuối năm 1967 - trước khi tranh cử Tổng thống năm 1968 - ông Richard Nixon đã viết trên tờ Foreign Affairs (số tháng 10) rằng:
"Về lâu dài [Hoa Kỳ] không thể mãi mãi để Trung Quốc nằm bên ngoài cộng đồng các quốc gia để nghiền ngẫm sự hoang tưởng, ôm ấp hận thù và đe dọa các nước láng giềng".
Sau khi đắc cử, ông thận trọng chuẩn bị việc giải vây và kéo Trung Quốc ra khỏi tình trạng bế quan toả cảng, để sẽ đứng cùng phe với Hoa Kỳ.
Mục đích của Nixon là giải toả tình trạng cô lập của quốc gia đông dân nhất địa cầu - khi đó có hơn 500 triệu dân - hầu lập thế liên minh Mỹ-Hoa trong mối quan hệ tay ba giữa Hoa Kỳ, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Xô viết.
Ông thành công mỹ mãn, với cái giá là đẩy một đồng minh là Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ra khỏi Liên hiệp quốc.
Còn đồng minh kia, "tiền đồn thế giới tự do" là Việt Nam Cộng Hoà, thì bị đẩy xuống biển. Câu chuyện ấy khiến người ta cần nhìn lại để còn nhìn tới.
Là Giáo sư danh dự về kinh tế học tại Howard University ở thủ đô Hoa Kỳ, ông Nguyễn Tiến Hưng từng làm Tổng trưởng Kế hoạch của Việt Nam Cộng Hoà.
Khi miền Nam hấp hối, ông được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trao cho các mật thư cam kết của Tổng thống Nixon và phái đi vận động viện trợ của Hoa Kỳ mà không thành.
Xem thêm: Đời Một Phóng Viên Và Những Ngày Bên Ngô Đình Diệm - Văn Bia
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 299.000 vnd
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 299.000 vnd
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage