Sách mới

Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - Matthieu Ricard & Trịnh Xuân Thuận

Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay là nội dung toàn bộ cuộc nói chuyện giữa nhà vật lý thiên văn nổi tiếng Trịnh Xuân Thuận và một nhà sư, vốn là một nhà khoa học Mỹ, Matthieu Ricard, về bản chất của hiện thực và ý thức qua lăng kính của vật lý cùng các ngành khoa học tự nhiên và Phật giáo.


Cuộc nói chuyện giữa một nhà khoa học và nhà sư cũng cho thấy những điểm tương đồng đáng kinh ngạc giữa các quan điểm của Phật giáo với các thành tựu của vật lý học hiện đại.

Qua cuốn sách, bạn đọc sẽ nhận thấy vũ trụ luận của khoa học Phật giáo cũng làm chung chiêng rất nhiều những luận điểm then chốt của vật lý học, toán học, sinh học, tâm lý học…Khoa học đã đi con đường của mình nhiều thế kỷ, nhưng phải dựa vào những khái niệm hữu hạn để khám phá và mô tả một thế giới vô hạn, khoa học đang bộc lộ những hạn chế của nó. Với cách nhìn của Phật giáo, khoa học có thể đi sâu vào thế giới hiện tượng, nhưng bằng sự hữu hạn của khái niệm, khoa học vẫn sẽ không tránh khỏi sai lầm và  không đi đến được chân lý tối hậu.

Họ nói chuyện với nhau không phải theo kiểu tranh luận đối đáp mà cùng bổ khuyết cho nhau để xây dựng cái nhìn nhân văn về khoa học tự nhiên, mượn tinh thần đạo Phật để hạn chế cái ác của nền khao học kỹ thuật đang phát triển đến tột bậc, có nguy cơ hủy diệt cả cuộc sống và nền văn minh con người.

Theo M. Ricard, những khía cạnh quyến rũ nhất của sự gặp gỡ giữa các khoa học tự nhiên và Phật giáo nằm ở việc phân tích hiện thực tối hậu của sự vật. Quan điểm nền tảng của Phật giáo là “Các hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau; không có gì tồn tại tự thân và là nguyên nhân của chính mình. Một vật chỉ có thể được xác định trong mối quan hệ với các vật khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau là thiết yếu cho sự thể hiện của các hiện tượng… Hiện thực không thể bị khu biệt và chia nhỏ, mà phải được xem là một tổng thể.”

Theo Trịnh Xuân Thuận, tính tổng thể của hiện thực này đã được nhiều thực nghiệm vật lý khẳng định. Trong thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử , các thí nghiệm loại EPR cho chúng ta biết rằng hiện thực là “không thể phân tách”… Còn đối với thế giới vĩ mô, tính tổng thể của nó đã được thể hiện qua dao động của con lắc Foucault, theo đó dao động này phù hợp không chỉ với môi trường xung quanh mà với toàn bộ vũ trụ. Trịnh Xuân Thuận còn lấy thuyết tương đối của Einstein để ủng hộ cho quan niệm “các hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau” của Phật giáo. Thật vậy, thuyết tương đối phát biểu: “Chừng nào chưa có một sự qui chiếu nào với bên ngoài thì chừng đó chuyển động còn tương đương với đứng yên… Chuyển động chỉ có tính hiện thực đối với cảnh quan mà nó đi qua.”

Từ chỗ gặp gỡ tối hậu và trừu tượng này, hai ông đã dẫn chúng ta đến một hệ luận gần gũi của không gian nhân văn: con người trên trái đất này phụ thuộc lẫn nhau! Và nếu chúng ta để cho lòng vị tha dẫn dắt để phát huy trách nhiệm toàn nhân loại, thì những vấn nạn trên thế giới đều có thể được giải quyết.

Để nói về sự vô thường của thế giới hiện tượng, M. Ricard dẫn lời Đức Phật: “Vô thường là ý tưởng quan trọng nhất mà người tu hành có thể thiền định.” Còn Trịnh Xuân Thuận đã có một mô tả rất khoa học mà quyến rũ đến mức nổi da gà: “Không gian xung quanh mà chúng ta tưởng là trống rỗng và không hoạt động gì thực chất lại có vô số các hạt “ảo” xuất hiện và biến mất với nhịp độ chóng mặt…”

“Khoa học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. Nhưng con người, để trở nên toàn thiện, thì phải cần cả hai.” - Trịnh Xuân Thuận. 

Mục Lục :

Lời nói đầu của Matthieu Ricard

Chương 1: Nơi giao nhau của những con đường

Chương 2: Tồn tại và không tồn tại

Chương 3: Đi tìm người thợ đồng hồ vĩ đại

Chương 4: Vũ trụ trong hạt cát

Chương 5: Những ảo ảnh của hiện thực

Chương 6: Như một tia chớp giữa đám mây mùa hè

Chương 7: Mỗi người có một thực tại riêng

Chương 8: Hành động sinh ra ta

Chương 9: Những vấn đề về thời gian

Chương 10: Hỗn độn và Hài hòa

Chương 11: Ranh giới ảo

Chương 12: Robot có nghĩ rằng chúng biết tư duy không?

Chương 13: Như những con sóng của đại dương

Chương 14: Ngữ pháp của vũ trụ

Chương 15: Bí mật của toán học

Chương 16: Lý trí và Chiêm nghiệm

Chương 17: Những phản chiếu trong gương

Chương 18: Vẻ đẹp nằm trong mắt người ngắm

Chương 19: Từ thiền định đến hành động

Kết luận của nhà sư

Kết luận của nhà khoa học

Thuật ngữ khoa học

Thuật ngữ phật giáo

Xin mời các bạn download Ebook Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - Matthieu Ricard & Trịnh Xuân Thuận (Epub + Mobi) :



Chúc các bạn Thành Công và Hạnh Phúc trong cuộc sống.

Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Thanks các bạn nhiều nha.


MUA SÁCH GIẤY

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay - Matthieu Ricard & Trịnh Xuân Thuận
Top
Chat với chúng tôi