Nhan đề : Tư tưởng phương Đông: gợi những điểm nhìn tham chiếu
Tác giả : Cao Xuân Huy; Nguyễn Huệ Chi
Năm xuất bản : 1995
Nhà Xuất bản : Văn học
Số trang : 789 tr.
Cố Giáo sư Cao Xuân Huy, trong lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về tác phẩm: “TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG GỢI NHỮNG ĐIỂM NHÌN THAM CHIẾU”, đã được người giáo sư-học trò của mình gọi là một “Người hiền”, tức một bậc thánh nhân. Chỉ với tư cách là một trong hai giáo sư đầu tiên của trường đại học Văn Khoa đầu tiên, thầy của 7 sinh viên đầu tiên mà sau này đều là những bậc đại trí thức, thì việc đánh giá của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về cụ như vậy cũng không phải là quá đáng.
Có điều, nếu trong tác phẩm “TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG GỢI NHỮNG ĐIỂM NHÌN THAM CHIẾU” chỉ có phần biên khảo và những giáo trình giảng dạy thì không có gì phải bàn cãi nhiều, nhưng nó lại còn có cả phần cụ đã viết từ rất lâu, mà cũng không định công bố, về triết học và khoa học, thì lại cần phải xem xét theo tinh thần khoa học.
Trước hết cần phải xác nhận rằng, công trình của cụ Cao Xuân Huy không phải là một phát minh triết học, không phải là việc thiết lập một trường phái, một chủ nghĩa mới trong triết học, mà chủ yếu là một công trình biện giải và đúc rút những kết luận. Thế nhưng, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, ngoài việc đánh giá cụ là “một bậc minh triết”, là một nhà “Đạo học”, còn cho rằng cụ đã có một “công trình triết học”, có một “hệ thống về phương pháp luận”, đã lý giải được “cuộc khủng hoảng tư tưởng của triết học châu Âu hiện đại”... tránh được cái “đường mòn của tư duy nhân loại”, để “ngõ hầu có thể rút ra một số đặc trưng chung nhất đã khu biệt nên các phương thức tư duy điển hình mà đến nay con người vẫn còn lấy làm phương pháp. Có thể gọi đó là loại hình học về phương pháp tư duy triết học...”, tránh cách “tập hợp các trào lưu tư tưởng theo hai dòng phổ biến tâm và vật, mà tập hợp chúng trong hai hệ thống mới, dựa trên hai phương pháp tư duy khác biệt nhau về loại: Phương thức “chủ biệt” và phương thức “chủ toàn”. Trong đó, phương thức “chủ toàn” lấy “tư duy tuệ tính” làm nền tảng, còn phương thức “chủ biệt” lấy “tư duy lý tính” làm nền tảng. Từ tư tưởng cơ bản đó, cụ đã kết luận rằng, phương thức nhận thức thế giới của phương Đông là đúng đắn và phương Tây là sai lầm. Cụ cũng đã đưa ra những phủ nhận cụ thể về: “không gian, thời gian”; về các cặp phạm trù cơ bản khác; về tri giác; về nguồn gốc của ý thức... Nói chung, đều là những vấn đề rất lớn của tư duy nhân loại. Tiếc là trong thực tế đã không diễn ra đúng như vậy.
Đi sâu vào cụ thể, công trình triết học của cụ Cao Xuân Huy được chia làm bảy thiên .
Thiên I: Cái bi kịch của sự đồng nhất hóa: Theo cụ, việc sau cùng của mỗi quá trình nhận thức thế giới là phải đưa ra được những nguyên lý đồng nhất. Nhưng tư duy phân tích, vì nhìn thế giới thành những sự vật, hiện tượng cá biệt, nên khi rút ra “những nguyên lý chung”, buộc phải “đồng nhất hoá” những cái “khác nhau”, vì thế không tránh khỏi “vi phạm logic”, “mâu thuẫn nghiêm trọng”, dẫn đến sự “khủng hoảng trầm trọng”, một “bi kịch đáng sợ” trong tư tưởng.
Điều này không có lý bởi trong những quá trình tư duy, khi rút ra những nguyên lý chung, người ta không nhất thiết phải đồng nhất hoá mọi sự vật, hiện tượng. Khi chứng minh điều trên, cụ đã có những cách hiểu không đúng cả về nội hàm khái niệm lẫn bản chất của sự việc. Cụ cho rằng, vì có cách nhìn tách biệt “không gian”, “thời gian”, nên “đã có những nhà khoa học như Einstein và những nhà triết học mưu đồ thống nhất hai phạm trù này, nhưng họ không thành công, vì hai phạm trù này là kết quả của một sự sai lầm cơ bản trong tư tưởng logic”. Rõ ràng, trong thực tế , không hề có cái “mưu đồ” thống nhất nào như trên cả, chỉ có quan điểm về “không gian”, “thời gian” từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện mà thôi. Bắt đầu từ Newton, không gian được coi là cái hộp rỗng, độc lập với thời gian và những vật thể chất chứa trong đó; còn thời gian cũng độc lập như vậy, nó giống như cái dải băng được trải ra đều đặn. Tức là không gian và thời gian là tuyệt đối, bất biến. Nhưng với cách nhìn như vậy người ta không thể giải thích được hiện tượng mà các nhà bác học đã dày công tìm ra là: vận tốc của ánh sáng là hằng số, vận tốc ánh sáng của một nguồn sáng đứng yên cũng bằng với vận tốc ánh sáng của một nguồn sáng chuyển động. Bữa tiệc khoa học đã dọn sẵn nhưng cả loài người vẫn không biết cách ăn như thế nào, và Einstein đã xuất hiện với thuyết Tương đối, cụ cho nếu vận tốc ánh sáng là bất biến, là tuyệt đối thì chính không gian và thời gian phải là tương đối: khi vật chất vận động thì không gian, thời gian và chính nó cùng bị co giãn. Chỉ “đơn giản” vậy thôi! Nhưng để đưa ra được cách nhìn như vậy phải có một trí tuệ đủ lực lật ngược trật tự của cả một nền khoa học cũ xây nên từ bao đời, Einstein đã nói ngược với lương tri thời đại lúc đó, nhưng cụ đã đúng. Sự thực, Einstein đã tìm ra được một quy luật vốn có của tự nhiên, chứ không hề có một “mưu đồ” cố ý áp đặt nào, và phát minh của Einsteincũng rất thành công bởi nó đã được kiểm chứng bằng thực tế, chứ không phải “không thành công”; và bản chất phát minh này, cũng không có nghĩa là Einstein đã “vo viên” cả không gian và thời gian lại làm một như cụ Cao Xuân Huy nghĩ. Khi sang Mỹ, chính Einstein cũng đã được hỏi: “Không gian và thời gian có phải là một không, như giáo sư đã từng chứng minh vật chất và năng lượng chỉ là một trong công thức E=mc2”.Einstein đã trả lời rằng: “Không phải, thời gian chỉ là một chiều của không gian. Riêng một chiều như bề dài, hai chiều như diện tích, ba chiều như thể tích chưa đủ để định nghĩa một không gian vật lý”.
Về hai phạm trù “nhân” và “quả”, cụ Cao Xuân Huy cũng cho: “...đầy rẫy những mâu thuẫn. Chẳng hạn, nếu nói nhân và quả là hai vật khác nhau, tức là trong nhân không có quả thì làm sao cái không sinh ra cái có được...tức là nói A là phi A rồi”. Ở đây cụ cũng đã không hiểu đúng bản chất của hai phạm trù này. Mối liên hệ nhân quả cũng là quy luật khách quan trong tự nhiên và xã hội, không ai hiểu như trên cả. Ví như cái việcđun nước dẫn đến nước sôi là chuyện hiển nhiên, nên người ta mới rút ra cái mối liên hệ “nhân quả”. Người ta gọi cái “sự đun” là nguyên nhân, cái “sự nước sôi” là kết quả, và nói, do đun nước nên đã dẫn đến nước sôi, chứ không ai hiểu theo cụ Cao là: cho “sự đun” là A, còn “sự nước sôi” là phi A, rồi quá trình trên dẫn đến sự mâu thuẫn: “sự đun nước” là “sự nước sôi”!
Đặc biệt, cụ Cao Xuân Huy cho rằng : “loài người đã chia thế giới thànhhai hiện thực bao quát nhất, là tâm và vật... do đó sinh ra nhất nguyên luận duy tâm hoặc duy vật; nhưng cả hai đều vi phạm logic, vì đã biết tâm và vật chỉ là những bộ phận cấu thành của thế giới... thì tại sao lại nói tâm là toàn thể, là bản thể của vũ trụ hay là nói vật là toàn thể, là bản thể của vũ trụ? Nói như thế chẳng phải lấy bộ phận làm toàn thể là gì? Lấy A làm phi A là gì?” (trang 80).
Nhất nguyên luận duy vật coi “vật chất là bản nguyên của thế giới”, là “cái sinh ra thế giới”, là cái “có trước” và “sinh ra ý thức”, nghĩa là không chia tách tâm ra khỏi vật mà cho rằng tâm thuộc về vật; còn Nhất nguyên luận duy tâm có quan niệm ngược lại. Như vậy, nhất nguyên luận duy vật hoặc duy tâm đâu có “chia thế giới thành hai hiện thực bao quát nhất, là tâm và vật” rồi cho “một cái là toàn thể”, để rồi “vi phạm logic”! Tất nhiên, chúng ta phải thấy rằng hiện tại còn những hiện tượng của xã hội và tự nhiên khoa học chưa được giải thích được thỏa đáng, còn những bài toán lớn mà trí tuệ nhân loại chưa giải được, nên còn chưa có cái nhìn nào là tuyệt đối đúng.
Thiên II :Phương thức “chủ toàn” và phương thức “chủ biệt” của tư tưởng. Ở thiên này, Giáo sư Cao Xuân Huy đã lấy tư tưởng triết học củaDescartes (1596-1650) làm dẫn chứng để chứng minh tính hạn chế của tư duy phân tích phương Tây, phương thức “chủ biệt” của tư tưởng, là có: “tính cơ giới, tính gián đoạn, tính cố định” (trang 95). Việc cụ lấy tư tưởng một người cách nay gần nửa thiên kỷ với nhiều điều hạn chế làm tiêu biểu cho phương thức tư duy của cả một phía thế giới như vậy là không thỏa đáng. Bởi Descartes là người theo quan điểm Nhị nguyên luận: Vật chất và ý thức là hai thực thể tồn tại độc lập với nhau cùng do Thượng đế sinh ra. Điều này mâu thuẫn với các trào lưu tư tưởng khác, kể cả duy tâm lẫn duy vật, cũng chính của phương Tây.
Thiên III :Thiết vấn Pháp của Bản thể luận. Ở thiên này, Giáo sư Cao Xuân Huy đã lấy Chu dịch làm lệ chứng điển hình, chứng minh tính đúng đắn của tư duy tổng hợp phương Đông, phương thức “chủ toàn” của tư tưởng: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”; rồi: “Thái cực” là cái Đại toàn thể, cái Đại hữu, cái “Có” làm điều kiện, làm cơ sở chung cho tất cả mọi vật. Nói một cách khác, Thái cực là cái bản thể làm điều kiện, làm cơ sở chung cho tất cả các hiện tượng ở trong vũ trụ” (trang 99). Trong đó, Lưỡng nghi là Âm Dương, là hai phạm trù cơ bản của Chu dịch (cái tích cực và cái tiêu cực). Âm là bóng mặt trời, Dương là ánh sáng mặt trời; Bóng mặt trời thì: râm, tối, mát, ẩm, lạnh v.v... Ánh sáng mặt trời thì: sáng, nóng, ấm, ráo... chi phối toàn bộ những hiện tượng tự nhiên và xã hội... Những điều này thực chất chỉ là sự phân hạng liệt kê những hiện tượng đối lập trong cuộc sống, chúng chỉ có thể đúng ở cấp độ chung nhất, định tính, còn tác động với nhau thế nào, biến đổi ra sao, thành những cái gì... thì không thể cụ thể hóa được. Đặc biệt, để nhận diện được “bản thể” một cách: “bản nguyên nhất”, giáo sư Cao Xuân Huy đã chỉ ra một phương pháp nhận diện thật lạ: Đó là phương pháp “hồn nhiên”. Theo cụ, chỉ những đứa trẻ sơ sinh, hoặc những người nguyên thủy, do đầu óc còn “nguyên vẹn”, chưa bị tư duy phân tích ảnh hưởng, mới nhận diện được “Bản thể”! Như vậy, thực chất sự nhận diện này có khác gì việc “không nhận diện gì”cả, và cái “bản thể” đích thực cũng là cái “không là cái gì cả”! Một hệ tư tưởng đúng đắn không thể là một hệ tư tưởng suông, bí hiểm, mà nó phải được gắn với thực tiễn, nó phải được loài người ứng dụng trong cuộc sống, thúc đẩy sự khám phá cải tạo thế giới, qua đó sẽ có sự tác động ngược trở lại, thúc đẩy sự phát triển của chính tư tưởng.
Lâu nay, dường như đã có không ít người có quan niệm lạ lùng là: khi nhận thức thế giới, phương Tây thường trọng tư duy “phân tích” còn phương Đông trọng tư duy “tổng hợp”; cũng như cụ Cao Xuân Huy nói, phương Tây quen thói “chia thế giới thành sự vật cá biệt”, còn phương Đông “nhìn thế giới như một thể thống nhất”. Điều này rõ ràng là không đúng với thực tế. Tôi cho rằng thế giới khách quan chỉ có một, nên sự nhận thức thế giới chỉ có một, hoặc đúng sai, hoặc cao thấp khác nhau mà thôi. Nếu cho phương Tây (thực chất là cả loài người) nhìn thế giới thành các vật cá biệt, thì không phải do thói quen, mà do bản thân thế giới gồm các vật cá biệt như thế. Ví như mặt trăng, mặt trời là hai vật thể khác nhau, thì dù Tây hay Đông, cũng phải thấy là hai vật thể khác nhau, còn nó khác như thế nào, giống nhau ra sao, khởi thủy được cấu tạo từ cái gì, có mối liên hệ với nhau thế nào… thì phải khám phá; và trong quá trình khám phá ấy, người ta buộc phải tiến hành vô vàn các phương pháp phân tích. Chỉ có như thế mới tiếp cận được chân lý. Cái quan điểm cho phương Tây, vì nhận thức theo kiểu phân tích như thế, nên đã dẫn đến những mâu thuẫn, “bí đường”; còn phương Đông nhìn thế giới ở một thể thống nhất, nên tuyệt đối đúng; cũng thật vô lý. Vì như vậy có khác gì bảo, một người làm ra được bao nhiêu việc, gặp phải chuyện này chuyện nọ, là sai lầm; còn một người không làm gì cả, không gặp khó khăn gì, là đúng đắn!
Thực chất, quá trình nhận thức thế giới cả Tây hoặc Đông đều đi từ trực quan sơ khai đến phân tích chi tiết cuối cùng là tổng hợp lại để rút ra những quy luật chung nhất. Trước đây, không chỉ Phương Đông nhìn thế giới một cách “tổng hợp” mà phương Tây cũng vậy. Nếu phương Đông khởi thủy cho vạn vật trong thế giới do “ngũ hành” tương sinh, tương khắc tạo nên, hoặc theo “Dịch học”, do hai mặt đối lập Âm Dương giao cảm biến hóa mà thành; thì Phương Tây khởi thủy (theo Platon) cũng chia thế giới thành hai phần: “Tồn tại” (dạng phi vật chất, chỉ nhận thức được bằng trí tuệ) và “Không tồn tại” (thế giới vật chất), đến Đê-mô-crit thì cho thế giới được tạo thành bởi “nguyên tử”; còn Arixtốt thì cho thế giới do: Đất, nước, lửa, không khí tạo nên. Có điều, tư tưởng phương Đông cổ đại không lấy giới tự nhiên làm đối tượng mà chỉ đưa ra những khái niệm trừu tượng, chung chung, nên không phát triển. (Chỉ riêng lĩnh vực Đông Y và khám phá những khả năng tiềm ẩn của cơ thể con người, tư duy “tổng hợp”, “phân tích” Đông Tây có phần nào được thể hiện và có sự khác biệt nhất định. Y học phương Đông đã coi cơ thể như một tiểu Vũ trụ trong đại Vũ trụ, là một thể thống nhất, liên quan đến nhau theo nguyên lý âm dương ngũ hành, chỉ với những cây cỏ và những bài tập luyện, đã hơn hẳn phương Tây trong việc trị những bệnh “già”, bệnh thoái hóa. Nhiều giáo sư bác sĩ, sau cả đời chữa bệnh cho thiên hạ, nay cũng trở thành học trò chăm chỉ của những môn thiền và khí công dưỡng sinh. Tất cả chỉ có vậy). Còn tư duy phân tích của phương Tây cổ đại nói riêng và của loài người ngày nay nói chung, đã lấy chính giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình khám phá cái cốt lõi sơ khởi của cấu tạo vật chất, từ việc coi thế giới xây nên bằng những “nguyên tử”, người ta đã phát hiện ra điện tử , hạt nhân, proton, nơtron, hạt quack, hạt ảo, phản hạt; rồi phát hiện ra “nguyên lý bất định”, bản chất “nhị nguyên sóng hạt” của các hạt vi mô (cũng đã có những nhà bác học gốc phương Đông: Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc đã được giải Noben trong quá trình này), vừa nhận ra tính độc lập của từng sự vật hiện tượng, vừa nhận ra mối liên hệ phổ quát, vũ trụ là một chỉnh thể ở cả thang vĩ mô và vi mô (thí nghiệm con lắc Foucault và Nghịch lý EPR)), từ đó loài người đã xây nên toàn bộ nền văn minh cả vật chất, trí tuệ lẫn tinh thần và một cuộc sống tiện nghi hôm nay. Như vậy không thể nói đã có hai phương thức nhận thức thế giới, làm nên hai nền văn minh hiện đại, và một bên là đúng đắn còn một bên đang “bí” được!
Thiên IV:Bản thể và nguyên lý đồng nhất tính. Giáo sư Cao Xuân Huy triển khai thêm việc nhận diện “Bản thể”. Cụ cho, “Bản thể” là cái “thực thể tuyệt đối”, “hằng thường, vĩnh cửu, bất di bất dịch”. Theo cụ, nhiệm vụ cơ bản của triết học là phải chỉ ra “Bản thể là gì”, “Thế mà, đã từ lâu, các nhà triết học trốn tránh cái nhiệm vụ đó, chỉ cãi nhau lung tung về cái tâm và cái vật, cái duy lý và cái duy nghiệm, cái chủ thể và cái khách thể v.v...” (trang114). Cụ cho, do tư duy “chủ biệt” người ta đã “hư cấu” ra “không gian”, “thời gian”, để rồi cho đó là “những cái trường sở quyết định sự tồn tại của vạn vật, thậm chí cả Bản thể nữa” (trang116). Và theo cụ, nếu “thủ tiêu hai cái trường sở hư cấu ấy đi thì chúng ta sẽ nhận thấy một cách cụ thể rằng cái toàn thể, cái bản thể là cái trường sở trong đó mọi vật tồn tại cùng nhau và kế tiếp nhau” (trang 116); rồi: “Người nào còn giữ được ít nhiều cái thiên chân của đứa trẻ sơ sinh... tức là cái cảm thụ về bản thể, về toàn bộ thực tại thì có thể lý giải và hình dung rất rõ ràng cái bản thể vô thủy vô chung” (trang 117). Như vậy, theo cụ Cao, phải thủ tiêu toàn bộ khoa học, triết học duy vật mới tiếp cận được chân lý. Nhưng theo cách lập luận trên, người ta cũng chỉ tiếp cận được một cái chân lý mù mờ, và không ai có thể cụ thể hóa được là cái gì. Nhưng có điều lạ, như đã dẫn, không hiểu sao những cái nhìn thấy, sờ thấy, có thể công thức hóa để tính toán ứng dụng hàng ngày trong đời sống thì cụ bảo là hư cấu, còn những cái chung chung không biết đâu mà lần, cụ lại cho là cái đích thực? Thực tế, các nhà khoa học không chỉ dừng lại ở việc coi không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất mà còn đi xa hơn nhiều trong việc khám phá tận cùng bản chất đích thực của vật chất như đã dẫn, rồi còn tìm ra được cái chi phối tất cả: tất cả vạn vật đều được cấu tạo từ những hạt vi mô giống nhau, liên kết với nhau thông qua những lực tương tác: “Hấp dẫn, điện từ, hạt nhân yếu và mạnh”. Và theo công thức E=mc2 thì chính năng lượng là “cấu tử” tột cùng “cấu tạo” nên vật chất, nó có thể là cái “Không” (theo Phật giáo); cái “Đạo” (theo Đạo giáo) và là cái “Bản thể” mà cụ Cao nói ở trên chăng? Bởi vì chính năng lượng là cái chi phối và ở trong những điều kiện đặc biệt (như Big Bang chẳng hạn) đã làm nên vật chất, rồi từ vật chất với một quá trình vận động biến đổi liên tục trong thời gian dài hơn chục tỷ năm đã tạo nên toàn bộ mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ ngày hôm nay.
Thiên V: Vận động, phát triển và không thời gian. Ở thiên này cụ cũng bàn về không gian, thời gian, thuyết tương đối, không - thời gian, với những quan điểm như đã thảo luận.
Thiên VI : Tri giác và thế giới: Ở thiên này Giáo sư Cao Xuân Huy cũng cho, do theo quan điểm “chủ biệt”, người ta đã “tuyệt đối hóa khách thể chủ thể” nên không thể tri giác được thế giới một cách “trực tiếp” mà chỉ “tri giác ngoại giới qua những cảm giác,... một cách gián tiếp” (trang 132). Tức là từ trước tới nay, người ta không biết rằng thế giới mà mình nhìn thấy chỉ là ảo giác. Theo cụ, chúng ta chỉ có thể “trực giác được sự tồn tại của một vật nào đó là vì cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong vật đó cũng chính là cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong ta” (tr134). Điều này cũng thật lạ. Bởi thế giới mà loài người nhận biết qua tri giác là hình ảnh thật của thế giới chứ không thể là giả, và loài người sống và hoạt động cũng bằng chính tri giác ấy chứ không hề bằng cái trực giác bản thể nào khác. Tri giác chính là sự nhận thức bước khởi đầu, từ đó giúp người ta đi sâu hơn trong quá trình nhận thức bản chất thế giới. Ta hãy xem cái ví dụ Giáo sư Cao Xuân Huy đưa ra để minh họa. Cụ cho rằng, một tờ giấy màu xám phơi ngoài nắng sẽ phóng xạ vào mắt ta ánh sáng của nắng, mắt ta sẽ nhận được hình ảnh vật lý của tờ giấy mang màu của ánh nắng, tức là lẽ ra ta phải “nhìn thấy” tờ giấy mang màu của ánh nắng, nhưng thực tế ta lại thấy tờ giấy vẫn là màu xám. Cụ giải thích rằng, do trong ta đã có sẵn một hình ảnh tâm lý tờ giấy là màu xám át đi, nên ta chỉ nhìn thấy tờ giấy màu xám là màu xám, một sự tri giác sai, “gián tiếp” như vậy! Đây là sự biện giải không đúng với thực tế. Tờ giấy màu xám phơi nắng sẽ phản xạ vào mắt ta cả màu xám của tờ giấy và màu của ánh nắng, và mắt ta nhận được cả hai, nhưng vì ánh nắng là trong suốt, nên mắt ta vẫn nhận được tờ giấy là màu xám, tất nhiên có “sáng hơn”, khác đi chút ít do sự cộng hưởng với màu của ánh nắng. Còn nếu ta nhìn tờ giấy trong môi trường ánh sáng màu đục, có thể át được màu xám tờ giấy, lúc đó mắt ta sẽ nhận thấy tờ giấy mang màu của ánh sáng chiếu ấy, hoặc trong đêm tối, tờ giấy màu xám vẫn là mầu xám, thì ta chẳng thấy gì cả, chứ không thể nhận được “màu xám tâm lý” như cụ Cao đã nói.
Thiên VII: Do lai của ý thức. Đây là thiên cuối cùng, vẫn trung thành với nguyên lý “chủ toàn”, coi “bản thể” là cái chi phối toàn bộ, tạo nên vạn vật, tạo nên tri giác, nên giáo sư cũng cho nó tạo nên cả ý thức. Cụ viết: “Làm sao khoáng vật là cái thấp, cái ít, cái nghèo lại có thể biến thành thực vật, động vật là cái cao, cái nhiều cái giàu được, tức là làm sao “nước lã lại quấy nên hồ được?” (trang 162). Thực tế, vật chất hữu sinh và vô sinh đều có cùng bản chất là các chất hóa học, cùng được cấu tạo từ các nguyên tố, các hợp chất. Quá trình biến đổi từ chất vô cơ sang cơ thể sống không phải là một quá trình tắt mà tuần tự, từ hợp chất vô cơ thành chất hữu cơ, từ chất hữu cơ thành axit amin, từ axit amin thành prôtein, và cuối cùng từ prôtein thành cơ thể sống. Tất cả được diễn ra trong thời gian vô cùng dài và trong điều kiện đặc biệt của chính tự nhiên. Đây không phải là điều tự đặt ra, mà thực tế các nhà khoa học đã thực hiện được cả chuỗi biến đổi đó, chỉ trừ giai đoạn sau cùng, biến vật chất thành sinh vật. Con người cũng đã hiểu rõ được cấu tạo của cơ thể sống và cả những quy luật của sự sống. Người ta đã hiểu được từ chuyện: tại sao cây lại mọc thẳng, lá lại hướng về phía ánh sáng... đến chuyện: cơ thể sống lưu giữ và di truyền mật mã của sự sống trong nhân tế bào là như thế nào, còn có thể thay mặt Tạo hóa can thiệp vào quá trình này trong việc cấy ghép gen, tạo những đột biến theo hướng có chủ đích; người ta cũng còn có thể làm khác đi cách thức duy trì nòi giống của Tạo hóa: nhân giống vô tính một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh... Và vì thế, con người là sự sống đồng thời đã làm chủ được cả sự sống. Chỉ còn những câu hỏi mà qua những hiện tượng tâm linh có thể đặt ra như: “Thần thức con người có tồn tại độc lập với cơ thể sống không? Có sự kết hợp giữa thần thức với sự thụ thai của hai tế bào sinh dục để sinh ra một con người không? v.v…” thì khoa học chưa thể trả lời được và cũng chưa chế tạo ra được một dụng cụ nào có thể khảo sát được.
Còn quan niệm trong khoáng chất là “có sẵn bản thể ” để tạo thành sự sống thì lại lặp lại quan điểm siêu hình, và cũng chẳng ai chứng minh được.
Ta đang sống trong thời đại có trình độ khoa học cao, và hưởng toàn bộ những thành tựu do nó mang lại. Ta cũng đang sống trong không gian, thời gian cụ thể; mọi người vẫn đang xây nhà với những kích thước và số lượng vật liệu cụ thể, các em bé vẫn ngày ngày đến trường vào giờ giấc quy định cụ thể, toàn bộ hoạt động sống vẫn diễn ra trong các quá trình, các hiện tượng mà triết học gọi là phạm trù... không hiểu sao lại có một công trình tư tưởng cho tất cả là hư cấu. Vậy cuộc sống thực là gì? Có phải, phải trở lại cuộc sống mông muội thuở ban sơ, người ta mới sống đúng một cuộc sống đích thực không? Tất cả những tư tưởng mang tính khoa học đều không mơ hồ mà phải gắn bó với thực tiễn, và chính thực tiễn là người kiểm tra tính đúng đắn một cách khách quan và công minh nhất. Chỉ tiếc, đây chỉ là bản nháp của một giáo sư không tự công bố, cụ lại viết từ cái thời mà trình độ mọi mặt ở nước ta còn rất thấp, tiếc là nó lại được in ra, với nhiều nội dung mâu thuẫn với tri thức hiện đại nhưng lại được gán cho những phẩm chất siêu việt mà nó không có.
Tác giả : Cao Xuân Huy; Nguyễn Huệ Chi
Năm xuất bản : 1995
Nhà Xuất bản : Văn học
Số trang : 789 tr.
Cố Giáo sư Cao Xuân Huy, trong lời giới thiệu của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về tác phẩm: “TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG GỢI NHỮNG ĐIỂM NHÌN THAM CHIẾU”, đã được người giáo sư-học trò của mình gọi là một “Người hiền”, tức một bậc thánh nhân. Chỉ với tư cách là một trong hai giáo sư đầu tiên của trường đại học Văn Khoa đầu tiên, thầy của 7 sinh viên đầu tiên mà sau này đều là những bậc đại trí thức, thì việc đánh giá của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi về cụ như vậy cũng không phải là quá đáng.
Có điều, nếu trong tác phẩm “TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG GỢI NHỮNG ĐIỂM NHÌN THAM CHIẾU” chỉ có phần biên khảo và những giáo trình giảng dạy thì không có gì phải bàn cãi nhiều, nhưng nó lại còn có cả phần cụ đã viết từ rất lâu, mà cũng không định công bố, về triết học và khoa học, thì lại cần phải xem xét theo tinh thần khoa học.
Trước hết cần phải xác nhận rằng, công trình của cụ Cao Xuân Huy không phải là một phát minh triết học, không phải là việc thiết lập một trường phái, một chủ nghĩa mới trong triết học, mà chủ yếu là một công trình biện giải và đúc rút những kết luận. Thế nhưng, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, ngoài việc đánh giá cụ là “một bậc minh triết”, là một nhà “Đạo học”, còn cho rằng cụ đã có một “công trình triết học”, có một “hệ thống về phương pháp luận”, đã lý giải được “cuộc khủng hoảng tư tưởng của triết học châu Âu hiện đại”... tránh được cái “đường mòn của tư duy nhân loại”, để “ngõ hầu có thể rút ra một số đặc trưng chung nhất đã khu biệt nên các phương thức tư duy điển hình mà đến nay con người vẫn còn lấy làm phương pháp. Có thể gọi đó là loại hình học về phương pháp tư duy triết học...”, tránh cách “tập hợp các trào lưu tư tưởng theo hai dòng phổ biến tâm và vật, mà tập hợp chúng trong hai hệ thống mới, dựa trên hai phương pháp tư duy khác biệt nhau về loại: Phương thức “chủ biệt” và phương thức “chủ toàn”. Trong đó, phương thức “chủ toàn” lấy “tư duy tuệ tính” làm nền tảng, còn phương thức “chủ biệt” lấy “tư duy lý tính” làm nền tảng. Từ tư tưởng cơ bản đó, cụ đã kết luận rằng, phương thức nhận thức thế giới của phương Đông là đúng đắn và phương Tây là sai lầm. Cụ cũng đã đưa ra những phủ nhận cụ thể về: “không gian, thời gian”; về các cặp phạm trù cơ bản khác; về tri giác; về nguồn gốc của ý thức... Nói chung, đều là những vấn đề rất lớn của tư duy nhân loại. Tiếc là trong thực tế đã không diễn ra đúng như vậy.
Đi sâu vào cụ thể, công trình triết học của cụ Cao Xuân Huy được chia làm bảy thiên .
Thiên I: Cái bi kịch của sự đồng nhất hóa: Theo cụ, việc sau cùng của mỗi quá trình nhận thức thế giới là phải đưa ra được những nguyên lý đồng nhất. Nhưng tư duy phân tích, vì nhìn thế giới thành những sự vật, hiện tượng cá biệt, nên khi rút ra “những nguyên lý chung”, buộc phải “đồng nhất hoá” những cái “khác nhau”, vì thế không tránh khỏi “vi phạm logic”, “mâu thuẫn nghiêm trọng”, dẫn đến sự “khủng hoảng trầm trọng”, một “bi kịch đáng sợ” trong tư tưởng.
Điều này không có lý bởi trong những quá trình tư duy, khi rút ra những nguyên lý chung, người ta không nhất thiết phải đồng nhất hoá mọi sự vật, hiện tượng. Khi chứng minh điều trên, cụ đã có những cách hiểu không đúng cả về nội hàm khái niệm lẫn bản chất của sự việc. Cụ cho rằng, vì có cách nhìn tách biệt “không gian”, “thời gian”, nên “đã có những nhà khoa học như Einstein và những nhà triết học mưu đồ thống nhất hai phạm trù này, nhưng họ không thành công, vì hai phạm trù này là kết quả của một sự sai lầm cơ bản trong tư tưởng logic”. Rõ ràng, trong thực tế , không hề có cái “mưu đồ” thống nhất nào như trên cả, chỉ có quan điểm về “không gian”, “thời gian” từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện mà thôi. Bắt đầu từ Newton, không gian được coi là cái hộp rỗng, độc lập với thời gian và những vật thể chất chứa trong đó; còn thời gian cũng độc lập như vậy, nó giống như cái dải băng được trải ra đều đặn. Tức là không gian và thời gian là tuyệt đối, bất biến. Nhưng với cách nhìn như vậy người ta không thể giải thích được hiện tượng mà các nhà bác học đã dày công tìm ra là: vận tốc của ánh sáng là hằng số, vận tốc ánh sáng của một nguồn sáng đứng yên cũng bằng với vận tốc ánh sáng của một nguồn sáng chuyển động. Bữa tiệc khoa học đã dọn sẵn nhưng cả loài người vẫn không biết cách ăn như thế nào, và Einstein đã xuất hiện với thuyết Tương đối, cụ cho nếu vận tốc ánh sáng là bất biến, là tuyệt đối thì chính không gian và thời gian phải là tương đối: khi vật chất vận động thì không gian, thời gian và chính nó cùng bị co giãn. Chỉ “đơn giản” vậy thôi! Nhưng để đưa ra được cách nhìn như vậy phải có một trí tuệ đủ lực lật ngược trật tự của cả một nền khoa học cũ xây nên từ bao đời, Einstein đã nói ngược với lương tri thời đại lúc đó, nhưng cụ đã đúng. Sự thực, Einstein đã tìm ra được một quy luật vốn có của tự nhiên, chứ không hề có một “mưu đồ” cố ý áp đặt nào, và phát minh của Einsteincũng rất thành công bởi nó đã được kiểm chứng bằng thực tế, chứ không phải “không thành công”; và bản chất phát minh này, cũng không có nghĩa là Einstein đã “vo viên” cả không gian và thời gian lại làm một như cụ Cao Xuân Huy nghĩ. Khi sang Mỹ, chính Einstein cũng đã được hỏi: “Không gian và thời gian có phải là một không, như giáo sư đã từng chứng minh vật chất và năng lượng chỉ là một trong công thức E=mc2”.Einstein đã trả lời rằng: “Không phải, thời gian chỉ là một chiều của không gian. Riêng một chiều như bề dài, hai chiều như diện tích, ba chiều như thể tích chưa đủ để định nghĩa một không gian vật lý”.
Về hai phạm trù “nhân” và “quả”, cụ Cao Xuân Huy cũng cho: “...đầy rẫy những mâu thuẫn. Chẳng hạn, nếu nói nhân và quả là hai vật khác nhau, tức là trong nhân không có quả thì làm sao cái không sinh ra cái có được...tức là nói A là phi A rồi”. Ở đây cụ cũng đã không hiểu đúng bản chất của hai phạm trù này. Mối liên hệ nhân quả cũng là quy luật khách quan trong tự nhiên và xã hội, không ai hiểu như trên cả. Ví như cái việcđun nước dẫn đến nước sôi là chuyện hiển nhiên, nên người ta mới rút ra cái mối liên hệ “nhân quả”. Người ta gọi cái “sự đun” là nguyên nhân, cái “sự nước sôi” là kết quả, và nói, do đun nước nên đã dẫn đến nước sôi, chứ không ai hiểu theo cụ Cao là: cho “sự đun” là A, còn “sự nước sôi” là phi A, rồi quá trình trên dẫn đến sự mâu thuẫn: “sự đun nước” là “sự nước sôi”!
Đặc biệt, cụ Cao Xuân Huy cho rằng : “loài người đã chia thế giới thànhhai hiện thực bao quát nhất, là tâm và vật... do đó sinh ra nhất nguyên luận duy tâm hoặc duy vật; nhưng cả hai đều vi phạm logic, vì đã biết tâm và vật chỉ là những bộ phận cấu thành của thế giới... thì tại sao lại nói tâm là toàn thể, là bản thể của vũ trụ hay là nói vật là toàn thể, là bản thể của vũ trụ? Nói như thế chẳng phải lấy bộ phận làm toàn thể là gì? Lấy A làm phi A là gì?” (trang 80).
Nhất nguyên luận duy vật coi “vật chất là bản nguyên của thế giới”, là “cái sinh ra thế giới”, là cái “có trước” và “sinh ra ý thức”, nghĩa là không chia tách tâm ra khỏi vật mà cho rằng tâm thuộc về vật; còn Nhất nguyên luận duy tâm có quan niệm ngược lại. Như vậy, nhất nguyên luận duy vật hoặc duy tâm đâu có “chia thế giới thành hai hiện thực bao quát nhất, là tâm và vật” rồi cho “một cái là toàn thể”, để rồi “vi phạm logic”! Tất nhiên, chúng ta phải thấy rằng hiện tại còn những hiện tượng của xã hội và tự nhiên khoa học chưa được giải thích được thỏa đáng, còn những bài toán lớn mà trí tuệ nhân loại chưa giải được, nên còn chưa có cái nhìn nào là tuyệt đối đúng.
Thiên II :Phương thức “chủ toàn” và phương thức “chủ biệt” của tư tưởng. Ở thiên này, Giáo sư Cao Xuân Huy đã lấy tư tưởng triết học củaDescartes (1596-1650) làm dẫn chứng để chứng minh tính hạn chế của tư duy phân tích phương Tây, phương thức “chủ biệt” của tư tưởng, là có: “tính cơ giới, tính gián đoạn, tính cố định” (trang 95). Việc cụ lấy tư tưởng một người cách nay gần nửa thiên kỷ với nhiều điều hạn chế làm tiêu biểu cho phương thức tư duy của cả một phía thế giới như vậy là không thỏa đáng. Bởi Descartes là người theo quan điểm Nhị nguyên luận: Vật chất và ý thức là hai thực thể tồn tại độc lập với nhau cùng do Thượng đế sinh ra. Điều này mâu thuẫn với các trào lưu tư tưởng khác, kể cả duy tâm lẫn duy vật, cũng chính của phương Tây.
Thiên III :Thiết vấn Pháp của Bản thể luận. Ở thiên này, Giáo sư Cao Xuân Huy đã lấy Chu dịch làm lệ chứng điển hình, chứng minh tính đúng đắn của tư duy tổng hợp phương Đông, phương thức “chủ toàn” của tư tưởng: “Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái”; rồi: “Thái cực” là cái Đại toàn thể, cái Đại hữu, cái “Có” làm điều kiện, làm cơ sở chung cho tất cả mọi vật. Nói một cách khác, Thái cực là cái bản thể làm điều kiện, làm cơ sở chung cho tất cả các hiện tượng ở trong vũ trụ” (trang 99). Trong đó, Lưỡng nghi là Âm Dương, là hai phạm trù cơ bản của Chu dịch (cái tích cực và cái tiêu cực). Âm là bóng mặt trời, Dương là ánh sáng mặt trời; Bóng mặt trời thì: râm, tối, mát, ẩm, lạnh v.v... Ánh sáng mặt trời thì: sáng, nóng, ấm, ráo... chi phối toàn bộ những hiện tượng tự nhiên và xã hội... Những điều này thực chất chỉ là sự phân hạng liệt kê những hiện tượng đối lập trong cuộc sống, chúng chỉ có thể đúng ở cấp độ chung nhất, định tính, còn tác động với nhau thế nào, biến đổi ra sao, thành những cái gì... thì không thể cụ thể hóa được. Đặc biệt, để nhận diện được “bản thể” một cách: “bản nguyên nhất”, giáo sư Cao Xuân Huy đã chỉ ra một phương pháp nhận diện thật lạ: Đó là phương pháp “hồn nhiên”. Theo cụ, chỉ những đứa trẻ sơ sinh, hoặc những người nguyên thủy, do đầu óc còn “nguyên vẹn”, chưa bị tư duy phân tích ảnh hưởng, mới nhận diện được “Bản thể”! Như vậy, thực chất sự nhận diện này có khác gì việc “không nhận diện gì”cả, và cái “bản thể” đích thực cũng là cái “không là cái gì cả”! Một hệ tư tưởng đúng đắn không thể là một hệ tư tưởng suông, bí hiểm, mà nó phải được gắn với thực tiễn, nó phải được loài người ứng dụng trong cuộc sống, thúc đẩy sự khám phá cải tạo thế giới, qua đó sẽ có sự tác động ngược trở lại, thúc đẩy sự phát triển của chính tư tưởng.
Lâu nay, dường như đã có không ít người có quan niệm lạ lùng là: khi nhận thức thế giới, phương Tây thường trọng tư duy “phân tích” còn phương Đông trọng tư duy “tổng hợp”; cũng như cụ Cao Xuân Huy nói, phương Tây quen thói “chia thế giới thành sự vật cá biệt”, còn phương Đông “nhìn thế giới như một thể thống nhất”. Điều này rõ ràng là không đúng với thực tế. Tôi cho rằng thế giới khách quan chỉ có một, nên sự nhận thức thế giới chỉ có một, hoặc đúng sai, hoặc cao thấp khác nhau mà thôi. Nếu cho phương Tây (thực chất là cả loài người) nhìn thế giới thành các vật cá biệt, thì không phải do thói quen, mà do bản thân thế giới gồm các vật cá biệt như thế. Ví như mặt trăng, mặt trời là hai vật thể khác nhau, thì dù Tây hay Đông, cũng phải thấy là hai vật thể khác nhau, còn nó khác như thế nào, giống nhau ra sao, khởi thủy được cấu tạo từ cái gì, có mối liên hệ với nhau thế nào… thì phải khám phá; và trong quá trình khám phá ấy, người ta buộc phải tiến hành vô vàn các phương pháp phân tích. Chỉ có như thế mới tiếp cận được chân lý. Cái quan điểm cho phương Tây, vì nhận thức theo kiểu phân tích như thế, nên đã dẫn đến những mâu thuẫn, “bí đường”; còn phương Đông nhìn thế giới ở một thể thống nhất, nên tuyệt đối đúng; cũng thật vô lý. Vì như vậy có khác gì bảo, một người làm ra được bao nhiêu việc, gặp phải chuyện này chuyện nọ, là sai lầm; còn một người không làm gì cả, không gặp khó khăn gì, là đúng đắn!
Thực chất, quá trình nhận thức thế giới cả Tây hoặc Đông đều đi từ trực quan sơ khai đến phân tích chi tiết cuối cùng là tổng hợp lại để rút ra những quy luật chung nhất. Trước đây, không chỉ Phương Đông nhìn thế giới một cách “tổng hợp” mà phương Tây cũng vậy. Nếu phương Đông khởi thủy cho vạn vật trong thế giới do “ngũ hành” tương sinh, tương khắc tạo nên, hoặc theo “Dịch học”, do hai mặt đối lập Âm Dương giao cảm biến hóa mà thành; thì Phương Tây khởi thủy (theo Platon) cũng chia thế giới thành hai phần: “Tồn tại” (dạng phi vật chất, chỉ nhận thức được bằng trí tuệ) và “Không tồn tại” (thế giới vật chất), đến Đê-mô-crit thì cho thế giới được tạo thành bởi “nguyên tử”; còn Arixtốt thì cho thế giới do: Đất, nước, lửa, không khí tạo nên. Có điều, tư tưởng phương Đông cổ đại không lấy giới tự nhiên làm đối tượng mà chỉ đưa ra những khái niệm trừu tượng, chung chung, nên không phát triển. (Chỉ riêng lĩnh vực Đông Y và khám phá những khả năng tiềm ẩn của cơ thể con người, tư duy “tổng hợp”, “phân tích” Đông Tây có phần nào được thể hiện và có sự khác biệt nhất định. Y học phương Đông đã coi cơ thể như một tiểu Vũ trụ trong đại Vũ trụ, là một thể thống nhất, liên quan đến nhau theo nguyên lý âm dương ngũ hành, chỉ với những cây cỏ và những bài tập luyện, đã hơn hẳn phương Tây trong việc trị những bệnh “già”, bệnh thoái hóa. Nhiều giáo sư bác sĩ, sau cả đời chữa bệnh cho thiên hạ, nay cũng trở thành học trò chăm chỉ của những môn thiền và khí công dưỡng sinh. Tất cả chỉ có vậy). Còn tư duy phân tích của phương Tây cổ đại nói riêng và của loài người ngày nay nói chung, đã lấy chính giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu. Trong quá trình khám phá cái cốt lõi sơ khởi của cấu tạo vật chất, từ việc coi thế giới xây nên bằng những “nguyên tử”, người ta đã phát hiện ra điện tử , hạt nhân, proton, nơtron, hạt quack, hạt ảo, phản hạt; rồi phát hiện ra “nguyên lý bất định”, bản chất “nhị nguyên sóng hạt” của các hạt vi mô (cũng đã có những nhà bác học gốc phương Đông: Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc đã được giải Noben trong quá trình này), vừa nhận ra tính độc lập của từng sự vật hiện tượng, vừa nhận ra mối liên hệ phổ quát, vũ trụ là một chỉnh thể ở cả thang vĩ mô và vi mô (thí nghiệm con lắc Foucault và Nghịch lý EPR)), từ đó loài người đã xây nên toàn bộ nền văn minh cả vật chất, trí tuệ lẫn tinh thần và một cuộc sống tiện nghi hôm nay. Như vậy không thể nói đã có hai phương thức nhận thức thế giới, làm nên hai nền văn minh hiện đại, và một bên là đúng đắn còn một bên đang “bí” được!
Thiên IV:Bản thể và nguyên lý đồng nhất tính. Giáo sư Cao Xuân Huy triển khai thêm việc nhận diện “Bản thể”. Cụ cho, “Bản thể” là cái “thực thể tuyệt đối”, “hằng thường, vĩnh cửu, bất di bất dịch”. Theo cụ, nhiệm vụ cơ bản của triết học là phải chỉ ra “Bản thể là gì”, “Thế mà, đã từ lâu, các nhà triết học trốn tránh cái nhiệm vụ đó, chỉ cãi nhau lung tung về cái tâm và cái vật, cái duy lý và cái duy nghiệm, cái chủ thể và cái khách thể v.v...” (trang114). Cụ cho, do tư duy “chủ biệt” người ta đã “hư cấu” ra “không gian”, “thời gian”, để rồi cho đó là “những cái trường sở quyết định sự tồn tại của vạn vật, thậm chí cả Bản thể nữa” (trang116). Và theo cụ, nếu “thủ tiêu hai cái trường sở hư cấu ấy đi thì chúng ta sẽ nhận thấy một cách cụ thể rằng cái toàn thể, cái bản thể là cái trường sở trong đó mọi vật tồn tại cùng nhau và kế tiếp nhau” (trang 116); rồi: “Người nào còn giữ được ít nhiều cái thiên chân của đứa trẻ sơ sinh... tức là cái cảm thụ về bản thể, về toàn bộ thực tại thì có thể lý giải và hình dung rất rõ ràng cái bản thể vô thủy vô chung” (trang 117). Như vậy, theo cụ Cao, phải thủ tiêu toàn bộ khoa học, triết học duy vật mới tiếp cận được chân lý. Nhưng theo cách lập luận trên, người ta cũng chỉ tiếp cận được một cái chân lý mù mờ, và không ai có thể cụ thể hóa được là cái gì. Nhưng có điều lạ, như đã dẫn, không hiểu sao những cái nhìn thấy, sờ thấy, có thể công thức hóa để tính toán ứng dụng hàng ngày trong đời sống thì cụ bảo là hư cấu, còn những cái chung chung không biết đâu mà lần, cụ lại cho là cái đích thực? Thực tế, các nhà khoa học không chỉ dừng lại ở việc coi không gian, thời gian là hình thức tồn tại của vật chất mà còn đi xa hơn nhiều trong việc khám phá tận cùng bản chất đích thực của vật chất như đã dẫn, rồi còn tìm ra được cái chi phối tất cả: tất cả vạn vật đều được cấu tạo từ những hạt vi mô giống nhau, liên kết với nhau thông qua những lực tương tác: “Hấp dẫn, điện từ, hạt nhân yếu và mạnh”. Và theo công thức E=mc2 thì chính năng lượng là “cấu tử” tột cùng “cấu tạo” nên vật chất, nó có thể là cái “Không” (theo Phật giáo); cái “Đạo” (theo Đạo giáo) và là cái “Bản thể” mà cụ Cao nói ở trên chăng? Bởi vì chính năng lượng là cái chi phối và ở trong những điều kiện đặc biệt (như Big Bang chẳng hạn) đã làm nên vật chất, rồi từ vật chất với một quá trình vận động biến đổi liên tục trong thời gian dài hơn chục tỷ năm đã tạo nên toàn bộ mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ ngày hôm nay.
Thiên V: Vận động, phát triển và không thời gian. Ở thiên này cụ cũng bàn về không gian, thời gian, thuyết tương đối, không - thời gian, với những quan điểm như đã thảo luận.
Thiên VI : Tri giác và thế giới: Ở thiên này Giáo sư Cao Xuân Huy cũng cho, do theo quan điểm “chủ biệt”, người ta đã “tuyệt đối hóa khách thể chủ thể” nên không thể tri giác được thế giới một cách “trực tiếp” mà chỉ “tri giác ngoại giới qua những cảm giác,... một cách gián tiếp” (trang 132). Tức là từ trước tới nay, người ta không biết rằng thế giới mà mình nhìn thấy chỉ là ảo giác. Theo cụ, chúng ta chỉ có thể “trực giác được sự tồn tại của một vật nào đó là vì cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong vật đó cũng chính là cái bản thể, cái tồn tại phổ biến ở trong ta” (tr134). Điều này cũng thật lạ. Bởi thế giới mà loài người nhận biết qua tri giác là hình ảnh thật của thế giới chứ không thể là giả, và loài người sống và hoạt động cũng bằng chính tri giác ấy chứ không hề bằng cái trực giác bản thể nào khác. Tri giác chính là sự nhận thức bước khởi đầu, từ đó giúp người ta đi sâu hơn trong quá trình nhận thức bản chất thế giới. Ta hãy xem cái ví dụ Giáo sư Cao Xuân Huy đưa ra để minh họa. Cụ cho rằng, một tờ giấy màu xám phơi ngoài nắng sẽ phóng xạ vào mắt ta ánh sáng của nắng, mắt ta sẽ nhận được hình ảnh vật lý của tờ giấy mang màu của ánh nắng, tức là lẽ ra ta phải “nhìn thấy” tờ giấy mang màu của ánh nắng, nhưng thực tế ta lại thấy tờ giấy vẫn là màu xám. Cụ giải thích rằng, do trong ta đã có sẵn một hình ảnh tâm lý tờ giấy là màu xám át đi, nên ta chỉ nhìn thấy tờ giấy màu xám là màu xám, một sự tri giác sai, “gián tiếp” như vậy! Đây là sự biện giải không đúng với thực tế. Tờ giấy màu xám phơi nắng sẽ phản xạ vào mắt ta cả màu xám của tờ giấy và màu của ánh nắng, và mắt ta nhận được cả hai, nhưng vì ánh nắng là trong suốt, nên mắt ta vẫn nhận được tờ giấy là màu xám, tất nhiên có “sáng hơn”, khác đi chút ít do sự cộng hưởng với màu của ánh nắng. Còn nếu ta nhìn tờ giấy trong môi trường ánh sáng màu đục, có thể át được màu xám tờ giấy, lúc đó mắt ta sẽ nhận thấy tờ giấy mang màu của ánh sáng chiếu ấy, hoặc trong đêm tối, tờ giấy màu xám vẫn là mầu xám, thì ta chẳng thấy gì cả, chứ không thể nhận được “màu xám tâm lý” như cụ Cao đã nói.
Thiên VII: Do lai của ý thức. Đây là thiên cuối cùng, vẫn trung thành với nguyên lý “chủ toàn”, coi “bản thể” là cái chi phối toàn bộ, tạo nên vạn vật, tạo nên tri giác, nên giáo sư cũng cho nó tạo nên cả ý thức. Cụ viết: “Làm sao khoáng vật là cái thấp, cái ít, cái nghèo lại có thể biến thành thực vật, động vật là cái cao, cái nhiều cái giàu được, tức là làm sao “nước lã lại quấy nên hồ được?” (trang 162). Thực tế, vật chất hữu sinh và vô sinh đều có cùng bản chất là các chất hóa học, cùng được cấu tạo từ các nguyên tố, các hợp chất. Quá trình biến đổi từ chất vô cơ sang cơ thể sống không phải là một quá trình tắt mà tuần tự, từ hợp chất vô cơ thành chất hữu cơ, từ chất hữu cơ thành axit amin, từ axit amin thành prôtein, và cuối cùng từ prôtein thành cơ thể sống. Tất cả được diễn ra trong thời gian vô cùng dài và trong điều kiện đặc biệt của chính tự nhiên. Đây không phải là điều tự đặt ra, mà thực tế các nhà khoa học đã thực hiện được cả chuỗi biến đổi đó, chỉ trừ giai đoạn sau cùng, biến vật chất thành sinh vật. Con người cũng đã hiểu rõ được cấu tạo của cơ thể sống và cả những quy luật của sự sống. Người ta đã hiểu được từ chuyện: tại sao cây lại mọc thẳng, lá lại hướng về phía ánh sáng... đến chuyện: cơ thể sống lưu giữ và di truyền mật mã của sự sống trong nhân tế bào là như thế nào, còn có thể thay mặt Tạo hóa can thiệp vào quá trình này trong việc cấy ghép gen, tạo những đột biến theo hướng có chủ đích; người ta cũng còn có thể làm khác đi cách thức duy trì nòi giống của Tạo hóa: nhân giống vô tính một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh... Và vì thế, con người là sự sống đồng thời đã làm chủ được cả sự sống. Chỉ còn những câu hỏi mà qua những hiện tượng tâm linh có thể đặt ra như: “Thần thức con người có tồn tại độc lập với cơ thể sống không? Có sự kết hợp giữa thần thức với sự thụ thai của hai tế bào sinh dục để sinh ra một con người không? v.v…” thì khoa học chưa thể trả lời được và cũng chưa chế tạo ra được một dụng cụ nào có thể khảo sát được.
Còn quan niệm trong khoáng chất là “có sẵn bản thể ” để tạo thành sự sống thì lại lặp lại quan điểm siêu hình, và cũng chẳng ai chứng minh được.
Ta đang sống trong thời đại có trình độ khoa học cao, và hưởng toàn bộ những thành tựu do nó mang lại. Ta cũng đang sống trong không gian, thời gian cụ thể; mọi người vẫn đang xây nhà với những kích thước và số lượng vật liệu cụ thể, các em bé vẫn ngày ngày đến trường vào giờ giấc quy định cụ thể, toàn bộ hoạt động sống vẫn diễn ra trong các quá trình, các hiện tượng mà triết học gọi là phạm trù... không hiểu sao lại có một công trình tư tưởng cho tất cả là hư cấu. Vậy cuộc sống thực là gì? Có phải, phải trở lại cuộc sống mông muội thuở ban sơ, người ta mới sống đúng một cuộc sống đích thực không? Tất cả những tư tưởng mang tính khoa học đều không mơ hồ mà phải gắn bó với thực tiễn, và chính thực tiễn là người kiểm tra tính đúng đắn một cách khách quan và công minh nhất. Chỉ tiếc, đây chỉ là bản nháp của một giáo sư không tự công bố, cụ lại viết từ cái thời mà trình độ mọi mặt ở nước ta còn rất thấp, tiếc là nó lại được in ra, với nhiều nội dung mâu thuẫn với tri thức hiện đại nhưng lại được gán cho những phẩm chất siêu việt mà nó không có.
Download ebook:
Tư Tưởng Phương Đông Gợi Những Điểm Nhìn Tham Chiếu - Cao Xuân Huy
Xem hướng dẫn download tại đây
Tư Tưởng Phương Đông Gợi Những Điểm Nhìn Tham Chiếu - Cao Xuân Huy
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com