Âm Mưu Hội Tam Hoàng (Желтый дракон Цзяо)
Tác giả: A. Levin (Андрей Левин)
Dịch giả: Trịnh Xuân Hoành
NXB Thanh Niên 2004
518 Trang
GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Cuốn truyện của nhà báo chuyên viết về các vấn đề quốc tế Anđrây Lêvin kể về cuộc đấu tranh của cảnh sát Xingapo chống lại một trong những hội kín lớn nhất ở vùng Đông – Nam Á: hội “Tam Hoàng”.
Là người sống và làm việc lâu năm ở các nước Đông – Nam Á, tác giả đã phân tích rõ những nguồn gốc và nguyên nhân gây tội ác một cách có tổ chức của các hội kín ở vùng này – mà ở đó người ta thường gọi là các ma-phi-a Tàu, chuyên hoạt động cướp biển, buôn lậu ma túy, ngoại tệ, vàng và “hàng sống”.
Cuốn sách phơi bầy sự bất lực của chính quyền và cảnh sát trước bọn găng-xtơ và sau lưng chúng là những tổ chức độc quyền kếch xù và các thế lực chính trị.
Lời thề trong chùa
Mấy tiếng chuông âm vang dội lên sau bức tường đá thấp lè tè của chùa Thiếu Lâm. Tiếng chuông não nùng, uể oải chơi vơi một giây lát trong không trung, sau đó từ từ vọng ra khỏi chùa, vượt qua cánh rừng liễu mọc ngay sát chân tường, qua những thửa ruộng bậc thang trồng lúa trông tựa những nấc thang khổng lồ cuốc trên khắp các sườn núi, rồi chìm vào tấm thảm nhung xanh rờn của cây cối ở một nơi nào đó trên các đỉnh núi…
Dùng bữa tối và đèn nhang xong, các nhà sư từng nhóm một từ trai phòng của mình kéo đến nhà nguyện. Họ thì thầm hỏi nhau không biết tiếng chuông triệu tập đột xuất vừa nổi lên có ý nghĩa gì.
Vài phút sau, sân chùa vắng ngắt. Đã sang canh hai. Đúng lúc tiếng chuông điểm canh vừa vang lên thì có bốn nhà sư rời khỏi nơi tịnh trai nằm khuất sâu trong chùa. Một người đảo mắt nhìn quanh và sau khi đã tin chắc rằng họ không bị ai theo dõi, mới vẫy gọi mấy người kia. Bốn người vội vã chạy băng qua sân và biến mất ở phía cổng.
Mái tam quan xiêu vẹo với hàng chữ Tĩnh tâm trí tự, những bức tường hoen ố, có chỗ bị lở mất nửa khu vườn bỏ hoang cỏ mọc um tùm, nhà cửa lâu nay không được sửa sang quét vôi lại, nghĩa trang nơi các nhà sư yên nghỉ không ai nhòm ngó chăm sóc, cảnh vật này cho ta thấy rõ chốn thánh địa đang ở vào thời kỳ suy vong.
Có một thời, nơi đây đã từng là chốn nghênh tiếp cực kỳ long trọng dành cho các bậc quyền quý ở địa phương, từ tỉnh bạn và từ các vùng nông thôn lân cận kéo đến, là chỗ diễn những vở múa rối, hát bóng, là địa điểm tổ chức tết Nguyên Tiêu và những ngày hội ngay hè náo nhiệt. Song tất cả những chuyện đó đã lùi vào dĩ vãng. Năm 1644, nhà Minh đã bị sụp đổ trước sức tấn công của giặc Mãn Châu. Nhiều thành phố bị san thành bằng địa, biết bao vùng tịnh không một bóng người. Cơ man nào là đầu người đã lìa khỏi xác bị dùng làm vật tô điểm khủng khiếp cho con đường tiến quân của bọn xâm lược. Quân ngoại bang hành hạ cả những người đã khuất. Bọn chúng đào mồ những ai khi sống không chịu khuất phục chúng, chặt đầu và thiêu xác họ, dùng tội tử hình để buộc đàn ông phải theo phong tục của người Mãn Châu là tết tóc và cạo trọc một mảng đầu nhằm mục đích lăng nhục những kẻ bại trận. Ở nông thôn, bọn quan lại cai trị mới đã đề ra luật lệ liên đới bảo lĩnh khắt khe, đó là chế độ bảo giám. Tố giác, truy nã, nhục hình, xử tử đã trở thành một đặc trưng có tính chất tập tục trong đời sống ở nông thôn, hệt như việc thờ cúng tổ tiên vậy.
Giặc Mãn Châu đặc biệt lo ngại giới sư sãi, chúng coi họ là những cái ổ gây phiến loạn và lộn xộn. Đền chùa, từ bao thế kỷ nay không những đã trở thành trung tâm tôn giáo, mà còn là trung tâm văn hóa của Trung Hoa, giờ đây đã bị suy vi.
Chùa Thiếu Lâm cũng trở nên hoang tàn. Còn đâu nữa những bữa tiệc linh đình đủ cả sơn hào hải vị nấu theo kiểu Trung Hoa mà từ xa người ta đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt. Các thi sĩ không còn ghé qua nơi đây ngâm những bài thơ của mình trước đám thính giả đầy lòng ngưỡng mộ. Dưới mái chùa không còn vang lên tiếng sáo trúc du dương được nhân dân ưa thích, cũng chẳng còn những âm thanh dịu dàng, êm ái của cây đàn tì bà và tiếng cồng đá nhịp nhàng ngân vang. Các vùng xung quanh chẳng còn thấy nổi lên tiếng ồn ào, náo nhiệt của đám người đông đúc kéo đến dự những ngày lễ hội. Thậm chí những kẻ hành hương nghèo khổ cũng không thể tìm được một chỗ nương náu ở nơi đây như trước nữa. Giặc Mãn Châu nghiêm cấm tụ họp. Chúng bắt bất kỳ một ai mà chúng tình nghi.
Nước Trung Hoa dần dần tàn lụi dưới ách của triều đại Mãn Thanh.
Song, sau khi chiếm được ngôi báu của đất nước Trung Hoa, quân Mãn Châu không thể ăn ngon ngủ yên, truy hoan ca mừng thắng lợi. Ngay từ những ngày đầu, ách thống trị của ngoại bang đã gây phẫn nộ ở khắp trong nước. Kỵ binh của quân Mãn Châu đã vấp phải sức kháng cự kiên cường của đội quân do vị anh hùng Sĩ Kỳ Phan lãnh đạo, khi chúng đến tới bờ sông Hoàng Hà. Ba hoàng thân của nhà Minh bị lật đổ đã dấy lên cuộc đấu tranh ở phía Đông – Nam và Tây – Nam. Những đội nghĩa quân Lý Đính Ngô tiếp tục cuộc đấu tranh này. Cuộc khởi nghĩa của Tam quận vương chư hầu ở phương Nam bùng nổ. Họ không chịu quy phục. Quân Mãn Châu quyết định chấm dứt tình trạng nguy hiểm đối với việc nắm quyền của chúng. Chúng ra lệnh giải tán các đội quân của những quận vương, song không ai chấp hành lệnh này.
Trong nông dân, tại các đền chùa bắt đầu thấy xuất hiện các tổ chức bí mật như: Huynh Hội, Bạch Huệ, Thiên Địa Hội… Họ được nhân dân rất quý trọng, vì đã đưa ra khẩu hiệu: Phế Thanh, phục Minh.
Một trăm lẻ tám nhà sư của chùa Thiếu Lâm đã sống rất mẫu mực. Họ mãn nguyện với việc tụng kinh, ăn chay và ít khi rời khỏi nơi tụng niệm. Nhưng vẻ thuần phục và hờ hững với công việc trần tục tạo nên không khí thanh bình và bằng lặng ở trong chùa chỉ là cái vỏ che đậy mà thôi. Thực ra dưới mái chùa người ta đang ngấm ngầm hoạch định những kế sách đấu tranh chống quân ngoại bang ở các vùng đất phía Nam. Các nhà sư tổ chức một hội kín theo đúng quan niệm của nước Trung Hoa cổ xưa về ba lực lượng cơ bản của thế giới; thiên hoàng, địa hoàng và nhân hoàng. Hội này được mệnh danh là Tam Hoàng.
… Nhà nguyện chật chội và ngột ngạt. Các sư ngồi san sát bên nhau ở dưới sàn. Mấy chú tiểu không tìm được chỗ đành ngồi ngoài bậc thềm bằng đá đã bị rạn nứt.
Tác giả: A. Levin (Андрей Левин)
Dịch giả: Trịnh Xuân Hoành
NXB Thanh Niên 2004
518 Trang
GIỚI THIỆU / REVIEW SÁCH
Cuốn truyện của nhà báo chuyên viết về các vấn đề quốc tế Anđrây Lêvin kể về cuộc đấu tranh của cảnh sát Xingapo chống lại một trong những hội kín lớn nhất ở vùng Đông – Nam Á: hội “Tam Hoàng”.
Là người sống và làm việc lâu năm ở các nước Đông – Nam Á, tác giả đã phân tích rõ những nguồn gốc và nguyên nhân gây tội ác một cách có tổ chức của các hội kín ở vùng này – mà ở đó người ta thường gọi là các ma-phi-a Tàu, chuyên hoạt động cướp biển, buôn lậu ma túy, ngoại tệ, vàng và “hàng sống”.
Cuốn sách phơi bầy sự bất lực của chính quyền và cảnh sát trước bọn găng-xtơ và sau lưng chúng là những tổ chức độc quyền kếch xù và các thế lực chính trị.
Lời thề trong chùa
Mấy tiếng chuông âm vang dội lên sau bức tường đá thấp lè tè của chùa Thiếu Lâm. Tiếng chuông não nùng, uể oải chơi vơi một giây lát trong không trung, sau đó từ từ vọng ra khỏi chùa, vượt qua cánh rừng liễu mọc ngay sát chân tường, qua những thửa ruộng bậc thang trồng lúa trông tựa những nấc thang khổng lồ cuốc trên khắp các sườn núi, rồi chìm vào tấm thảm nhung xanh rờn của cây cối ở một nơi nào đó trên các đỉnh núi…
Dùng bữa tối và đèn nhang xong, các nhà sư từng nhóm một từ trai phòng của mình kéo đến nhà nguyện. Họ thì thầm hỏi nhau không biết tiếng chuông triệu tập đột xuất vừa nổi lên có ý nghĩa gì.
Vài phút sau, sân chùa vắng ngắt. Đã sang canh hai. Đúng lúc tiếng chuông điểm canh vừa vang lên thì có bốn nhà sư rời khỏi nơi tịnh trai nằm khuất sâu trong chùa. Một người đảo mắt nhìn quanh và sau khi đã tin chắc rằng họ không bị ai theo dõi, mới vẫy gọi mấy người kia. Bốn người vội vã chạy băng qua sân và biến mất ở phía cổng.
Mái tam quan xiêu vẹo với hàng chữ Tĩnh tâm trí tự, những bức tường hoen ố, có chỗ bị lở mất nửa khu vườn bỏ hoang cỏ mọc um tùm, nhà cửa lâu nay không được sửa sang quét vôi lại, nghĩa trang nơi các nhà sư yên nghỉ không ai nhòm ngó chăm sóc, cảnh vật này cho ta thấy rõ chốn thánh địa đang ở vào thời kỳ suy vong.
Có một thời, nơi đây đã từng là chốn nghênh tiếp cực kỳ long trọng dành cho các bậc quyền quý ở địa phương, từ tỉnh bạn và từ các vùng nông thôn lân cận kéo đến, là chỗ diễn những vở múa rối, hát bóng, là địa điểm tổ chức tết Nguyên Tiêu và những ngày hội ngay hè náo nhiệt. Song tất cả những chuyện đó đã lùi vào dĩ vãng. Năm 1644, nhà Minh đã bị sụp đổ trước sức tấn công của giặc Mãn Châu. Nhiều thành phố bị san thành bằng địa, biết bao vùng tịnh không một bóng người. Cơ man nào là đầu người đã lìa khỏi xác bị dùng làm vật tô điểm khủng khiếp cho con đường tiến quân của bọn xâm lược. Quân ngoại bang hành hạ cả những người đã khuất. Bọn chúng đào mồ những ai khi sống không chịu khuất phục chúng, chặt đầu và thiêu xác họ, dùng tội tử hình để buộc đàn ông phải theo phong tục của người Mãn Châu là tết tóc và cạo trọc một mảng đầu nhằm mục đích lăng nhục những kẻ bại trận. Ở nông thôn, bọn quan lại cai trị mới đã đề ra luật lệ liên đới bảo lĩnh khắt khe, đó là chế độ bảo giám. Tố giác, truy nã, nhục hình, xử tử đã trở thành một đặc trưng có tính chất tập tục trong đời sống ở nông thôn, hệt như việc thờ cúng tổ tiên vậy.
Giặc Mãn Châu đặc biệt lo ngại giới sư sãi, chúng coi họ là những cái ổ gây phiến loạn và lộn xộn. Đền chùa, từ bao thế kỷ nay không những đã trở thành trung tâm tôn giáo, mà còn là trung tâm văn hóa của Trung Hoa, giờ đây đã bị suy vi.
Chùa Thiếu Lâm cũng trở nên hoang tàn. Còn đâu nữa những bữa tiệc linh đình đủ cả sơn hào hải vị nấu theo kiểu Trung Hoa mà từ xa người ta đã ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt. Các thi sĩ không còn ghé qua nơi đây ngâm những bài thơ của mình trước đám thính giả đầy lòng ngưỡng mộ. Dưới mái chùa không còn vang lên tiếng sáo trúc du dương được nhân dân ưa thích, cũng chẳng còn những âm thanh dịu dàng, êm ái của cây đàn tì bà và tiếng cồng đá nhịp nhàng ngân vang. Các vùng xung quanh chẳng còn thấy nổi lên tiếng ồn ào, náo nhiệt của đám người đông đúc kéo đến dự những ngày lễ hội. Thậm chí những kẻ hành hương nghèo khổ cũng không thể tìm được một chỗ nương náu ở nơi đây như trước nữa. Giặc Mãn Châu nghiêm cấm tụ họp. Chúng bắt bất kỳ một ai mà chúng tình nghi.
Nước Trung Hoa dần dần tàn lụi dưới ách của triều đại Mãn Thanh.
Song, sau khi chiếm được ngôi báu của đất nước Trung Hoa, quân Mãn Châu không thể ăn ngon ngủ yên, truy hoan ca mừng thắng lợi. Ngay từ những ngày đầu, ách thống trị của ngoại bang đã gây phẫn nộ ở khắp trong nước. Kỵ binh của quân Mãn Châu đã vấp phải sức kháng cự kiên cường của đội quân do vị anh hùng Sĩ Kỳ Phan lãnh đạo, khi chúng đến tới bờ sông Hoàng Hà. Ba hoàng thân của nhà Minh bị lật đổ đã dấy lên cuộc đấu tranh ở phía Đông – Nam và Tây – Nam. Những đội nghĩa quân Lý Đính Ngô tiếp tục cuộc đấu tranh này. Cuộc khởi nghĩa của Tam quận vương chư hầu ở phương Nam bùng nổ. Họ không chịu quy phục. Quân Mãn Châu quyết định chấm dứt tình trạng nguy hiểm đối với việc nắm quyền của chúng. Chúng ra lệnh giải tán các đội quân của những quận vương, song không ai chấp hành lệnh này.
Trong nông dân, tại các đền chùa bắt đầu thấy xuất hiện các tổ chức bí mật như: Huynh Hội, Bạch Huệ, Thiên Địa Hội… Họ được nhân dân rất quý trọng, vì đã đưa ra khẩu hiệu: Phế Thanh, phục Minh.
Một trăm lẻ tám nhà sư của chùa Thiếu Lâm đã sống rất mẫu mực. Họ mãn nguyện với việc tụng kinh, ăn chay và ít khi rời khỏi nơi tụng niệm. Nhưng vẻ thuần phục và hờ hững với công việc trần tục tạo nên không khí thanh bình và bằng lặng ở trong chùa chỉ là cái vỏ che đậy mà thôi. Thực ra dưới mái chùa người ta đang ngấm ngầm hoạch định những kế sách đấu tranh chống quân ngoại bang ở các vùng đất phía Nam. Các nhà sư tổ chức một hội kín theo đúng quan niệm của nước Trung Hoa cổ xưa về ba lực lượng cơ bản của thế giới; thiên hoàng, địa hoàng và nhân hoàng. Hội này được mệnh danh là Tam Hoàng.
… Nhà nguyện chật chội và ngột ngạt. Các sư ngồi san sát bên nhau ở dưới sàn. Mấy chú tiểu không tìm được chỗ đành ngồi ngoài bậc thềm bằng đá đã bị rạn nứt.
Download Âm Mưu Hội Tam Hoàng - A. Levin.PDF
Download Âm Mưu Hội Tam Hoàng - A. Levin.PRC
Download Âm Mưu Hội Tam Hoàng - A. Levin.EPUB
Download Âm Mưu Hội Tam Hoàng - A. Levin.MOBI
Download Âm Mưu Hội Tam Hoàng - A. Levin.DOCX
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 399.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 399.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage
ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126